Tin tức
Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không? Cách xử lý dứt điểm
- 31/03/2024 | Biến chứng của sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
- 29/02/2024 | Cảnh báo triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em cha mẹ chớ nên bỏ qua
- 31/07/2023 | Cảnh báo nguy hiểm trước tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ em
- 12/08/2024 | Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ phụ huynh cần biết
- 17/08/2024 | Nguy cơ từ Bệnh sốt xuất huyết Dengue - Nhận biết sớm để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm
1. Mắc sốt xuất
huyết có
bị tiêu chảy không?
Sốt xuất huyết là bệnh lý do virus Dengue gây nên. Khi các virus này thông qua muỗi là trung gian truyền bệnh tấn công cơ thể rồi xâm nhập vào hệ miễn dịch, các cơ quan nội tạng gây xuất huyết và làm suy giảm chức năng. Vậy sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không?
Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không: câu trả lời là có nhưng không phải là biến chứng nặng của bệnh
Hiện tượng tiêu chảy khi bị sốt xuất huyết là do phản ứng của hệ miễn dịch trên cơ thể của từng người (không phải trường hợp nào cũng tiêu chảy).
Như đã đề cập ở trên, khi virus xâm nhập vào bên trong cơ thể sẽ gây nên những phản ứng viêm nhiễm và suy giảm các chức năng của các cơ quan, bao gồm hệ tiêu hóa. Từ đó, hiện tượng tiêu chảy sẽ xuất hiện. Triệu chứng điển hình của bệnh nhân sốt xuất huyết kèm tiêu chảy là đi ngoài ra phân lỏng, bị chảy nhớt, màu sắc bất thường hoặc bị hắc ín trên 3 lần/ngày. Đi kèm với đó, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi cùng những cơn đau bụng quằn quại.
2. Sốt xuất huyết đi kèm tiêu chảy và những triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng
Bên cạnh tiêu chảy, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ngày càng nghiêm trọng:
Nhiều dấu hiệu đi kèm cho thấy bệnh đang trở nên nghiêm trọng hơn
● Chảy máu: tình trạng xuất huyết là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh nhân sốt xuất huyết. Người bệnh sẽ bị nổi các đốm màu đỏ trên da, một số trường hợp sẽ bị xuất huyết ở những vị trí khác như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen, chảy máu âm đạo hoặc lượng máu kinh nhiều bất thường.
● Người bệnh có thể bị nôn nhiều và liên tục.
● Đau bụng dữ dội.
● Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật.
● Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm.
● Tức ngực , Khó thở.
● Tụt huyết áp.
● Người bệnh sẽ bị sốt cao liên tục và không thể kiểm soát bằng các loại thuốc hạ sốt bình thường. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
● Xét nghiệm có: Tiểu cầu hạ thấp, có tình trạng cô đặc máu (HCT tăng cao ).
Bệnh nhân cần được thăm khám và xử lý các vấn đề tránh đe dọa đến tính mạng
3. Xử lý tình trạng tiêu chảy khi bị sốt xuất huyết như thế nào?
Nếu tiêu chảy không kèm theo các dấu hiệu cảnh báo biến chứng nặng của bệnh : bổ sung nước và điện giải bằng cách uống ORESOL , nước hoa quả, ... nếu bệnh nhân không sốt, ăn uống được bình thường. Còn nếu bệnh nhân sốt, mệt , ăn uống kém thì bác sĩ chỉ định truyền dịch tại cơ sở y tế.
Nếu bệnh nhân bị sốt xuất huyết có tiêu chảy kèm theo đau bụng hoặc có các dấu hiệu cảnh bảo biến chứng nặng của bệnh cần được nhập viện càng sớm càng tốt để được điều trị và theo dõi tránh những hậu quả nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết
4. Giải pháp phòng ngừa các biến chứng khi bị sốt xuất huyết
● Khi nhận thấy có triệu chứng nghi ngờ bị sốt xuất huyết, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách, qua đó tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
● Trường hợp được theo dõi tại nhà thì bạn cần đặc biệt lưu ý kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Kèm theo đó là theo dõi các biểu hiện xuất huyết cũng như mọi dấu hiệu bất thường khác, nếu có thì cần đến bệnh viện ngay.
● Bạn cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi bị sốt thì không được sử dụng Aspirin để hạ sốt, chỉ nên sử dụng thuốc Paracetamol đơn chất theo hướng dẫn của bác sĩ.
● Việc bù dịch và bù điện giải cũng cần được chú trọng. Bạn có thể bổ sung bằng đường uống như dùng nước Oresol (pha đúng liều lượng khuyến cáo và lượng uống có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ), nước trái cây, hoặc nước cháo loãng với muối. Nhưng nếu với những trường hợp không thể uống vì nôn nhiều, kèm theo đó là các dấu hiệu mất nước thì bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời.
● Lên một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, ưu tiên các loại ăn thức ăn mềm, ấm, dễ tiêu hóa,...
● Bệnh nhân chỉ nên lau người bằng khăn ấm để làm mát và giữ vệ sinh cho cơ thể.
● Không vận động quá mạnh, cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian lấy lại sức.
● Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc và tối tăm để không làm người bệnh thấy mệt mỏi, bức bối khiến bệnh lý càng thêm nghiêm trọng.
Bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận khi điều trị sốt xuất huyết
● Bệnh nhân nên mang áo quần thoải mái, có khả năng thấm hút tốt để tăng khả năng thoát nhiệt và giảm nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ việc giảm sốt rất tốt.
Trên đây là các thông tin về tình trạng sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không. Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân nên đi khám để được các bác sĩ điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Truyền nhiễm thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để kiểm tra và chữa trị. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ thêm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!