Tin tức
Sương sáo kỵ với gì? Những lưu ý quan trọng cần biết khi ăn sương sáo
1. Sương sáo là gì? Ăn sương sáo có tốt không?
Sương sáo là món thạch được chế biến từ lá cây sương sáo (Mesona chinensis), một loài thực vật thân thảo thuộc họ bạc hà (Lamiaceae). Để làm sương sáo, người ta thường dùng lá và thân cây sương sáo đã được phơi khô, sau đó đun kỹ với nước. Hỗn hợp sau khi nấu sẽ được lọc bỏ bã và để nguội, tạo thành món thạch sương sáo mềm mịn, mát lạnh. Sương sáo thường được ăn kèm với nước đường, nước cốt dừa hoặc dùng trong các món chè, đồ uống giải nhiệt.
Công dụng của sương sáo đối với sức khỏe có thể kể đến bao gồm:
- Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể: Đây là công dụng nổi bật nhất của sương sáo. Tính mát của sương sáo giúp làm dịu cơ thể, giảm cảm giác nóng bức, đặc biệt hiệu quả trong những ngày hè;
- Hỗ trợ tiêu hóa: Sương sáo chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón;
Sương sáo giàu chất xơ hỗ trợ tốt chức năng tiêu hóa
- Chống oxy hóa, kháng viêm: Cây sương sáo chứa nhiều flavonoid và polyphenol – những hợp chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do;
- Hỗ trợ sức khỏe xương khớp: Thạch sương sáo chứa canxi, magie và phốt pho, hỗ trợ quá trình tái tạo xương và ngăn ngừa loãng xương;
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Sương sáo có lượng calo thấp, giàu nước và chất xơ, tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ quá trình kiểm soát cân nặng.
2. Sương sáo kỵ với gì?
Mặc dù sương sáo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên việc kết hợp nó với một số thực phẩm có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vậy sương sáo kỵ với gì? Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà bạn nên hạn chế hoặc tránh kết hợp với sương sáo:
- Mật ong: Có quan niệm dân gian cho rằng kết hợp sương sáo với mật ong có thể gây buồn nôn hoặc khó chịu. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào xác nhận điều này. Một số người có thể cảm thấy mùi vị không hợp khi ăn hai loại này cùng nhau, dẫn đến cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, mật ong chứa hàm lượng đường cao, do đó người bị tiểu đường cần tránh ăn sương sáo với mật ong để tránh làm đường huyết tăng cao;
Sương sáo kỵ với gì - câu trả lời đầu tiên là mật ong
- Thực phẩm có tính hàn: Sương sáo có tính mát, nên khi kết hợp với các thực phẩm cũng có tính hàn như tôm, cua, ốc, lươn, mướp đắng, rong biển, nha đam, rau má, củ đậu (đặc biệt là ăn sống), thạch dừa, kem lạnh, đá lạnh... có thể gây lạnh bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy ở những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc cơ địa hàn;
- Một số loại sữa và sản phẩm từ sữa như sữa bò tươi, sữa chua, sữa đậu nành có tính hàn khi kết hợp với sương sáo cũng có tính hàn có thể gây lạnh bụng, đau bụng, khó tiêu, đặc biệt ở những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc thể trạng hư hàn.
3. Những lưu ý quan trọng cần biết khi ăn sương sáo
Bên cạnh quan tâm tới vấn đề sương sáo kỵ với gì? Để thưởng thức sương sáo một cách an toàn và tận dụng tối đa lợi ích của nó, cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:
Ăn với lượng vừa phải
Sương sáo có tính mát và chứa ít calo, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Đối với người lớn, nên giới hạn ở mức 1 chén nhỏ hoặc 1 ly nước mát sương sáo mỗi ngày và không quá 3 lần mỗi tuần.
Hạn chế các loại topping nhiều đường
Sương sáo nguyên chất có lượng calo thấp, phù hợp cho người muốn kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, khi kết hợp với các loại topping như trân châu, nước cốt dừa, sữa đặc hoặc bánh flan, lượng đường và calo tăng lên đáng kể. Vì vậy, hãy cân nhắc khi thêm các thành phần này để không làm mất đi lợi ích sức khỏe của sương sáo.
Hạn chế sử dụng đường khi chế biến sương sáo
Ưu tiên tự chế biến tại nhà
Các loại sương sáo chế biến sẵn trên thị trường có thể chứa chất bảo quản, phụ gia và hương liệu không tốt cho sức khỏe. Để đảm bảo vệ sinh và an toàn, bạn nên tự nấu sương sáo tại nhà từ lá tươi hoặc bột sương sáo nguyên chất.
Thời điểm ăn sương sáo
Nên ăn vào buổi trưa hoặc bữa phụ. Tránh ăn vào buổi sáng sớm lúc bụng đói hoặc buổi tối để không gây khó chịu cho dạ dày.
Những ai không nên ăn sương sáo
- Người có hệ tiêu hóa yếu hoặc thể trạng hư hàn: Sương sáo có tính mát, khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc thể trạng hư hàn;
- Trẻ em, đặc biệt là dưới 1 tuổi: Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng sương sáo vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị kích ứng. Ăn quá nhiều sương sáo có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu protein và các chất dinh dưỡng khác;
- Người bị huyết áp thấp: Sương sáo có tính mát và làm giảm nhiệt của cơ thể, điều này có thể không phù hợp với người bị huyết áp thấp. Việc tiêu thụ sương sáo trong trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về sương sáo kỵ với gì, cũng như những lưu ý cần thiết khi sử dụng món ăn này trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Dù là thực phẩm thanh mát, bổ dưỡng, nhưng nếu dùng không đúng cách hoặc kết hợp sai thực phẩm, sương sáo vẫn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe - đặc biệt với người có bệnh lý nền hoặc phụ nữ mang thai.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng theo thể trạng, hay cần được tư vấn – thăm khám và chăm sóc sức khỏe toàn diện, đừng ngần ngại liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56. Đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
