Tin tức
Tác dụng của viên đặt phụ khoa và các loại thường gặp hiện nay
- 23/09/2024 | Quy trình khám phụ khoa và những lưu ý chị em nên biết
- 02/10/2024 | Khám phụ khoa là khám những gì - Bạn biết chưa?
- 02/10/2024 | Khám sản phụ khoa - Những thông tin chị em nên biết!
- 06/10/2024 | Khám phụ khoa là gì? Bí quyết giúp vùng kín luôn khỏe mạnh
- 14/10/2024 | Hệ thống Y tế MEDLATEC đồng hành cùng hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp 2024
- 21/11/2024 | Viêm vòi trứng - Bệnh lý phụ khoa dễ gây ra biến chứng nguy hiểm
1. Tìm hiểu chung về thuốc đặt phụ khoa
Viên đặt phụ khoa là dạng thuốc đặt trực tiếp vào âm đạo, có hình dáng tương tự như quả trứng hoặc hình viên đạn. Trong môi trường âm đạo, loại thuốc này tan tương đối nhanh nên cho tác dụng khá rõ rệt ngay sau khi sử dụng.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc đặt phụ khoa cần cẩn trọng. Nếu chưa được bác sĩ kê đơn, chị em tốt nhất không nên tự ý dùng các loại thuốc đặt âm đạo. Bởi nếu dùng không đúng cách, thuốc dễ gây phản ứng phụ, dẫn đến một vài rủi ro không mong muốn.
Viên đặt phụ khoa là loại thuốc đặt trực tiếp vào âm đạo
2. Tác dụng chính của các loại thuốc đặt phụ khoa
Phần lớn loại thuốc đặt phụ khoa đều có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm men và Trichomonas. Cụ thể:
- Hỗ trợ điều trị viêm âm đạo do sự tấn công của vi khuẩn: Loại thuốc đặt phụ khoa chỉ định phổ biến trong trường hợp này là Metronidazole, Clindamycin. Phụ thuộc theo tình trạng viêm nhiễm thực tế, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc trong vài tuần (thường không quá 2 tuần) và kết hợp một số loại kháng sinh khác.
- Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng nấm men: Với trường hợp nhiễm trùng âm đạo diễn biến dai dẳng, tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc đặt âm đạo.
- Hỗ trợ điều trị nhiễm ký sinh trùng Trichomonas: Viên đặt phụ khoa giúp điều trị bệnh lý lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi Trichomonas, khắc phục tình trạng kháng thuốc khi bệnh nhân dùng kháng sinh.
Viên đặt phụ khoa giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý phụ khoa
Ngoài ra trong một số trường hợp, thuốc đặt phụ khoa còn được chỉ định trong điều trị bệnh lý hay gặp ở nữ giới như viêm cổ tử cung hoặc viêm lộ tuyến tử cung. Tuy vậy, việc dùng thuốc đặt âm đạo cần tiến hành một cách thận trọng, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
3. Những loại viên đặt phụ khoa phổ biến trên thị trường
Hiện nay, viên đặt phụ khoa lưu hành trên thị trường được chia thành khá nhiều loại. Trong đó, phổ biến hơn cả là bốn loại sau đây:
3.1. Viên đặt phụ khoa chứa một kháng sinh
Đây là loại thuốc đặt phụ khoa có khả năng chống lại một yếu tố gây bệnh cụ thể. Chính vì vậy, chị em bị viêm nhiễm phụ khoa cần đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân trước khi dùng loại thuốc này.
Thuốc đặt phụ khoa chứa một kháng sinh không ảnh hưởng đến lợi khuẩn trong âm đạo
Bởi thường chỉ chứa hoạt chất giúp loại bỏ, ngăn chặn một loại vi khuẩn cụ thể nên viên đặt phụ khoa chứa một kháng sinh thường không gây ảnh hưởng đến lợi khuẩn trong âm đạo.
3.2. Viên đặt phụ khoa chứa nhiều kháng sinh
Loại viên đặt phụ khoa này được tổng hợp từ nhiều hoạt chất giúp chống lại hàng loạt tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo, cụ thể là một số loại vi khuẩn. Mặc dù vậy, việc sử dụng loại thuốc này đôi khi có thể tiêu diệt lợi khuẩn, dẫn đến tình trạng rối loạn môi trường âm đạo, gây ra các bệnh lý khác.
3.3. Viên đặt phụ khoa chứa hormone Estrogen
Thuốc đặt phụ khoa chứa hormone Estrogen chủ yếu chỉ định trong trường hợp chị em bị suy giảm Estrogen sau khi sinh, hoặc ảnh hưởng của tiền mãn kinh và mãn kinh.
Viên đặt phụ khoa chứa hormone Estrogen giúp bổ sung lượng Estrogen thiếu hụt
Viên đặt phụ khoa giúp bổ sung Estrogen sẽ hỗ trợ kích thích khả năng tổng hợp Glycogen, thúc đẩy tiết Axit Lactic hỗ trợ lợi khuẩn sinh sôi trong môi trường âm đạo, kìm hãm lại sự phát triển của hại khuẩn.
3.4. Viên đặt phụ khoa chứa lợi khuẩn âm đạo
Thuốc đặt phụ khoa chứa lợi khuẩn như Lactobacillus giúp thúc đẩy hoạt động tổng hợp Axit Lactic, tạo sự cân bằng trong môi trường âm đạo. Từ đó, hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục, tạo điều kiện cho trứng kết hợp cùng tinh trùng, cải thiện sức khỏe sinh sản.
4. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng viên đặt phụ khoa
Bên cạnh hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, viên đặt phụ khoa vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Xuất hiện cơn đau tại vùng bụng dưới: Hầu hết chị em dùng thuốc đặt âm đạo đều xuất hiện triệu chứng này. Trong phần lớn trường hợp, đau bụng ở thể nhẹ, kèm dấu hiệu nóng rát tại vùng bụng dưới. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này không thuyên giảm, chị em cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
- Dị ứng thuốc: Khi dùng viên đặt phụ khoa, có thể gây dị ứng với biểu hiện nóng, rát, ngứa hoặc nổi mụn ở vùng sinh dục.
- Âm đạo bị chảy máu: Đây là triệu chứng cho thấy âm đang bị tổn thương khi dùng thuốc. Nếu nhận thấy dấu hiệu này, chị em phải nhanh chóng đi kiểm tra hoặc thông báo cho bác sĩ.
5. Lưu ý cần biết khi dùng viên đặt phụ khoa
Thuốc đặt phụ khoa chỉ phát huy tối ưu hiệu quả nếu dùng cho đúng đối tượng, đúng chỉ dẫn. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng, bạn nên ghi nhớ trước khi dùng loại thuốc này:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi dùng thuốc.
- Sau khi đặt thuốc vào âm đạo, chị em nên nằm yên khoảng 15 phút để viên thuốc dần cố định. Nên đặt thuốc trước lúc ngủ để đảm bảo viên thuốc không bị xê dịch, tránh tình trạng rò rỉ.
- Nên dùng kèm băng vệ sinh để dịch không bị thấm ra quần áo, giường chiếu.
- Không nên dùng thuốc nếu đang bị hành kinh. Trường hợp mới dùng thuốc nhưng đã xuất hiện hành kinh, bạn cần dùng băng vệ sinh, tránh dùng Tampon.
- Tuyệt đối không lạm dụng viêm đặt phụ khoa trong thời gian dài.
- Trong thời gian dùng thuốc, chị em không được quan hệ tình dục để tác dụng của thuốc không bị ảnh hưởng.
- Chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể, thông báo tình hình cho bác sĩ hoặc đi khám nếu nhận thấy triệu chứng bất thường.
- Sử dụng và bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu đang bị hành kinh, chị em không nên dùng thuốc đặt phụ khoa
Lưu ý rằng, chị em tuyệt đối không tự dùng thuốc đặt phụ khoa nếu chưa thăm khám cụ thể, tham khảo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bởi theo các bác sĩ, nếu dùng thuốc tùy tiện, không đúng tình trạng bệnh lý, viên đặt phụ khoa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, rủi ro không mong muốn cho người bệnh.
Trường hợp lạm dụng thuốc trong thời gian dài, môi trường âm đạo có thể bị mất cân bằng, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, gia tăng tổn thương. Nguy hiểm hơn, nhiều hệ cơ quan lân cận như tử cung, hệ thống ống dẫn trứng,... cũng bị tổn thương, làm giảm khả năng sinh sản, gây ung thư sinh dục.
Về cơ bản, chị em chỉ nên dùng viên đặt phụ khoa nếu đã thăm khám kỹ lưỡng, tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, chị em cũng không nên tự ý điều chỉnh liều lượng, dùng thuốc dài ngày hơn so với thời gian được kê. Tốt nhất, nếu nhận thấy triệu chứng của bệnh lý phụ khoa, bạn hãy đi khám tại những địa chỉ y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và hướng dẫn điều trị. Để đặt lịch khám hoặc được tư vấn thêm, Quý khách hãy liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!