Tin tức

Tai bị bump do đâu? Cách chăm sóc lỗ xỏ nhanh lành

Ngày 13/03/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Tai bị bump không phải hiếm gặp, thường xảy ra ở những người có thói quen xỏ khuyên tai. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này để có cách xử lý và phòng tránh hiệu quả.

1. Tai bị bump là gì?

Tai bị bump là một tổn thương vành tai, bề mặt thượng bì tai nổi lên thành một túi phồng chứa dịch hoặc mủ sau khi bấm lỗ tai. Do vành tai được cấu tạo bởi sụn và da, tổ chức dưới da rất mỏng, ít mạch máu nuôi dưỡng, trong khi đó, sụn ít có khả năng chống lại nhiễm trùng, dẫn tới dễ viêm và tụ dịch quanh vị trí xỏ khuyên. Lúc này, vùng da xung quanh mụn nước sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, có thể kèm theo cảm giác ngứa, châm chích hoặc không.

Bump lỗ tai là một biến chứng thường gặp sau xỏ khuyên tai

Bump lỗ tai là một biến chứng thường gặp sau xỏ khuyên tai 

2. Nguyên nhân tai bị bump

Có nhiều nguyên nhân gây bump lỗ tai, bao gồm:

Nhiễm trùng

Đây là nguyên nhân chính làm tai bị bump. Nhiễm trùng có thể xảy ra do dụng cụ xỏ khuyên tai không được vô khuẩn, kỹ thuật xỏ khuyên yếu kém hoặc cũng có thể do việc chăm sóc sau khi xỏ khuyên không được chú trọng. Tình trạng viêm nhiễm không chỉ gây hình thành mụn nước mà còn kéo theo nhiều triệu chứng, biến chứng khác. 

Dị ứng

Bump lỗ tai còn xảy ra do dị ứng, cụ thể là dị ứng với hóa chất sử dụng trong khi xỏ khuyên hoặc dị ứng với vật liệu khuyên tai. Một số trường hợp còn bị dị ứng với dầu gội hay sản phẩm chăm sóc tóc vô tình bị dính vào lỗ xỏ. 

Kích ứng

Sau khi xỏ khuyên tai, nếu bạn thường xuyên chạm vào lỗ xỏ hoặc đội mũ, mang kính, đeo khẩu trang hay nằm ngủ đè lên lỗ xỏ, sẽ vô tình gây nên áp lực lên vị trí này. Lúc này, lỗ xỏ sẽ dễ bị kích ứng dẫn đến hình thành bump. 

Ngủ nằm nghiêng, đè lên lỗ xỏ làm tăng nguy cơ hình thành bump

Ngủ nằm nghiêng, đè lên lỗ xỏ làm tăng nguy cơ hình thành bump 

Vị trí lỗ xỏ bị lệch

Lỗ xỏ bị lệch không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn khó khăn trong việc vệ sinh, đeo khuyên. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ tại lỗ xỏ dẫn đến viêm nhiễm và hiện tượng tai bị bump

Thay đổi khuyên quá nhanh

Thời gian để lỗ xỏ khuyên tai lành là sau 2 - 6 tuần. Trong thời gian này, bạn nên để nguyên khuyên tai ban đầu, tránh thay khuyên tai mới. Việc thay khuyên tai mới khi lỗ xỏ chưa lành có thể làm lỗ xỏ bị tổn thương, kích ứng và nổi mụn nước.

3. Cách chăm sóc để hạn chế bị bump lỗ xỏ khuyên

Cách vệ sinh tai tránh bị bump thật ra không khó, quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ và thực hiện đúng hướng dẫn sau:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc đeo găng tay y tế.
  • Thấm đầu tăm bông vào nước muối sinh lý hoặc nước ấm sạch rồi nhẹ nhàng lau mặt trước và mặt sau của lỗ xỏ. Tại vị trí sát chân lỗ xỏ, có thể đẩy nhẹ khuyên tai lên để lau kỹ hơn.
  • Tiếp tục thực hiện như vậy nhưng thay nước muối sinh lý hay nước ấm sạch bằng cồn đỏ Povidone
  • Cuối cùng, dùng một cây tăm bông khác lau lại lỗ xỏ khuyên tai một lần nữa.

Bạn cần kiên trì thực hiện các việc trên trong 7 - 10 ngày sẽ giúp phòng tránh hiệu quả tình trạng tai bị bump.

Chú ý vệ sinh tai cẩn thận để lỗ xỏ mau lành, tránh bị bump

Chú ý vệ sinh tai cẩn thận để lỗ xỏ mau lành, tránh bị bump 

4. Lưu ý sau khi xỏ khuyên tai để tránh bị bump

Để phòng tránh tai bị bump, sau khi xỏ khuyên tai, bạn cần lưu ý:

Vệ sinh lỗ xỏ cẩn thận

Đây là bước quan trọng để tránh nguy cơ viêm nhiễm dẫn đến hình thành bump. Bạn nên vệ sinh lỗ xỏ theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là trong những ngày đầu mới xỏ khuyên. Vệ sinh càng cẩn thận, lỗ xỏ càng mau lành và tránh được những biến chứng.

Không chạm vào lỗ xỏ

Chạm vào lỗ xỏ là thói quen của nhiều người. Việc này sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn từ tay lan sang lỗ xỏ và gây viêm nhiễm. Đó là lý do nếu bạn có thói quen xấu này, cần từ bỏ ngay. Chỉ chạm vào lỗ xỏ khi vệ sinh lỗ xỏ và đảm bảo tay đã được rửa sạch sẽ trước đó.

Tránh áp lực lên lỗ xỏ

Áp lực tác động lên lỗ xỏ cũng có thể làm tai bị bump. Do đó, trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần tránh ngủ đè lên lỗ xỏ, hạn chế để mũ nón, khẩu trang hay mắt kính chạm vào lỗ xỏ. Ngoài ra, chú ý hơn đến quần áo, kẹp tóc, khăn choàng,… tránh để chúng vướng vào khuyên tai gây rách và chảy máu lỗ xỏ.

Cột tóc cao và gọn gàng, tránh để chạm, dính vào lỗ xỏ khuyên tai

Cột tóc cao và gọn gàng, tránh để chạm, dính vào lỗ xỏ khuyên tai

Không tự ý thay khuyên tai

Bạn không được tự ý thay khuyên tai. Thay khuyên tai khi lỗ xỏ chưa lành có thể gây tổn thương và làm chậm quá trình hồi phục. Ngoài ra, bạn có thể bị dị ứng với vật liệu khuyên tai mới. 

Tránh hoạt động dưới nước

Sau khi xỏ khuyên tai, bạn có thể tắm gội nhưng chú ý không để nước hay hóa chất dính vào lỗ xỏ. Với hoạt động gội đầu, bạn nên gội ở tư thế nằm ngửa và nhờ người khác hỗ trợ. Sau khi gội, nên trùm tóc lên cao, tránh để tóc còn dính nước chạm vào lỗ xỏ. Đặc biệt, trong 6 - 8 tuần sau khi xỏ khuyên tai, bạn cần tránh hoàn toàn các hoạt động dưới nước, chẳng hạn như bơi lội. 

Ăn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất

Các loại thực phẩm có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm và hỗ trợ vết thương mau lành bao gồm cá béo, súp lơ xanh, rau diếp, cam, quýt, bưởi, lựu,… Bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này trong chế độ ăn. Ngoài ra, cần tránh ăn hải sản, thịt bò, rau muống, gạo nếp,… vì những thực phẩm này làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.

Rau xanh, trái cây có lợi cho quá trình hồi phục của lỗ xỏ khuyên tai

Rau xanh, trái cây có lợi cho quá trình hồi phục của lỗ xỏ khuyên tai 

Trên đây là những thông tin hữu ích về hiện tượng tai bị bump. Trường hợp bị bump kèm theo chảy máu hơn 1 ngày, mưng mủ và chảy dịch vàng, cảm giác đau và ngứa, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ. 

Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể giúp bạn xử lý triệt để tình trạng bạn đang gặp phải. Để đăng ký lịch khám trước, quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ