Tin tức
Tầm quan trọng và địa chỉ thực hiện xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt
- 17/06/2021 | Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: nguyên nhân và cách bổ sung
- 17/07/2020 | Tìm hiểu về thuốc bổ máu cho người thiếu sắt
- 19/05/2021 | Thiếu máu do thiếu sắt - Bổ sung ngay 7 loại thực phẩm này!
1. Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu máu thiếu sắt?
Trong cơ thể, sắt có vai trò tổng hợp hemoglobin trong hồng cầu và giúp cho oxy trong máu được vận chuyển tới các tế bào mô. Trong quá trình phá hủy, giải phóng tế bào hồng cầu già, một lượng sắt nhất định cũng được bài tiết ra ngoài và việc ăn uống của chúng ta sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung lượng sắt đã mất.
Mặc dù vậy, do một số nguyên nhân mà lượng sắt trong cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, chẳng hạn như:
-
Việc ăn uống không đủ dinh dưỡng trong thời gian dài hoặc những người ốm lâu ngày, người già, chán ăn, ăn uống kém…
-
Một số thời kỳ nhu cầu sắt trong cơ thể tăng lên như phụ nữ mang thai, cho con bú, nữ trong tuổi dậy thì, trẻ sơ sinh hoặc sinh non…
-
Mắc một số bệnh khiến hạn chế khả năng hấp thụ sắt như: viêm dạ dày, rối loạn hấp thụ, rối loạn tiêu hóa kéo dài…
-
Do bị mất máu trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt hay u xơ tử cung…
-
Một số bệnh thuộc bẩm sinh liên quan tới chuyển hóa sắt.
Nhu cầu sắt ở phụ nữ đang mang thai cao hơn bình thường
Khi cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt, có thể xuất hiện một số dấu hiệu phổ biến, thường gặp như:
-
Thường xuyên trong trạng thái thiếu sức sống, nhợt nhạt, mệt mỏi.
-
Da dẻ xanh xao, không hồng hào.
-
Chân tay lạnh, móng tay, móng chân mềm, dễ xước, gãy.
-
Tóc khô xơ, dễ gãy rụng.
-
Thường xuyên thấy chóng mặt, đau đầu, choáng váng.
-
Nhịp tim nhanh, khó thở, đau ngực.
-
Thay đổi khẩu vị một cách bất thường, có thể có cảm giác thèm ăn những chất không có dinh dưỡng.
-
Trẻ em bị mắc bệnh thường chán ăn, ăn kém hoặc bỏ ăn. Khi tình trạng này kéo dài có thể khiến chậm phát triển trí tuệ và thể chất, suy tim…
-
Mẹ bầu bị thiếu máu thiếu sắt khiến cho dinh dưỡng cung cấp cho con bị hạn chế, thậm chí khiến tăng một số nguy cơ như: sinh non, con suy dinh dưỡng hoặc tử vong thai nhi…
Thiếu máu do thiếu sắt khiến cơ thể nhợt nhạt, mệt mỏi
Xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt bởi vậy có vai trò lớn để khắc phục và giảm những tác động tới sức khỏe cũng như cuộc sống của con người.
2. Các loại xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt thường được chỉ định
Xét nghiệm máu là cách thức thường được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt.
Xét nghiệm công thức máu
Đây là loại xét nghiệm có thể giúp đánh giá toàn bộ các yếu tố trong máu, chẳng hạn như: hemoglobin, hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu…
Nếu có tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, có thể nhận thấy qua các chỉ số như:
-
Số lượng cũng như dung tích của hồng cầu giảm.
-
Chỉ số, nồng độ hematocrit và hemoglobin ở mức thấp: cụ thể đối với nữ giới ở tuổi trưởng thành, chỉ số hematocrit mức 34,9% đến 44,5% được xem là bình thường, nam giới là 38,8 – 50%, hemoglobin ở nữ từ 12,0 – 15,5g/dL, nam là 13,5 – 17,5g/dL là bình thường.
-
Quan sát hồng cầu dưới dạng tiêu bản có thể thấy nhược sắc và nhỏ.
Xét nghiệm công thức máu có thể cho thấy nhiều chỉ số quan trọng về sức khỏe
Xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu sắt
Có thể thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác nhau để đạt được mục đích này
-
Xét nghiệm sắt huyết thanh: để đo lượng sắt có trong huyết thanh, thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm sắt khác để mang lại kết quả chính xác hơn.
-
Xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu (TIBC): nhằm đánh giá khả năng sắt trong máu được vận chuyển tới cơ quan dự trữ hoặc tế bào hồng cầu.
-
Xét nghiệm Ferritin: có thể kiểm tra cơ thể đang trong tình trạng thiếu hay thừa sắt.
3. Phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt bằng cách nào?
Phòng ngừa tình trạng này cũng là cách giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe, tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống.
Qua bổ sung dinh dưỡng
Một số loại thực phẩm được xem là nguồn bổ sung sắt dồi dào cho cơ thể, đó là:
-
Các loại thịt có màu đỏ, thịt gia cầm, thịt lợn, bò, dê…
-
Hải sản, nhất là loại có vỏ: sò, ốc, trai…hoặc cá như cá ngừ…
-
Rau màu xanh đậm hoặc các loại thuộc họ đậu, đặc biệt là đậu Hà Lan.
-
Đậu phụ.
-
Bánh mì, ngũ cốc…
-
Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, óc chó…
Các thực phẩm giàu sắt nên được bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày
Cùng với đó, nên ăn kết hợp thực phẩm có nhiều vitamin C để có thể hấp thụ tối đa sắt trong thực phẩm như: quả thuộc họ cam, quýt, bưởi, cà chua, dâu tây, kiwi…
Đối với những người đang trong các thời kỳ đặc biệt như: mẹ đang mang bầu, trẻ em gái đang dậy thì, trẻ sơ sinh hoặc những người thực hiện chế độ ăn chay cần chú trọng hơn nữa tới thực phẩm và dinh dưỡng.
Uống viên sắt hoặc chế phẩm bổ sung
Được chỉ định đối với những người trong tình trạng bị thiếu sắt kéo dài. Đây là bước đầu tiên để khắc phục, sau đó mới chú trọng chuyển sang thực hiện một chế độ ăn phù hợp và cân bằng.
Mặc dù vậy, chỉ thực hiện điều này sau khi đã được bác sĩ kiểm tra, đánh giá đầy đủ và chỉ định bởi vì có thể cần uống sắt kết hợp với vitamin C hoặc acid folic để phát huy tác dụng, hạn chế nóng trong hoặc táo bón…và việc bổ sung cũng có giới hạn, mức độ, tránh thừa sắt, cũng là tình trạng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
4. Có thể xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt ở đâu?
Hiện nay, hầu hết các Bệnh viện hoặc Phòng khám Đa khoa uy tín đều có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tình trạng này. Bởi vậy, khi gặp một số dấu hiệu nghi ngờ hoặc có nhu cầu, bạn nên tìm tới các địa chỉ tin cậy để thực hiện.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ bạn có thể tham khảo, lựa chọn. Bệnh viện có Trung tâm Xét nghiệm được đầu tư hiện đại, được các cơ quan chức năng trong nước và tổ chức quốc tế công nhận về chất lượng, năng lực xét nghiệm, trong đó phải kể đến chứng nhận ISO 15189:2012 do Bộ khoa học và Công nghệ cấp và chứng nhận CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán để khắc phục bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Đến với MEDLATEC, trên cơ sở xét nghiệm chẩn đoán, đánh giá tình trạng thiếu máu thiếu sắt, xác định nguyên nhân cụ thể, bạn sẽ được bác sĩ đưa ra hướng khắc phục hiệu quả.
Để sử dụng dịch vụ, Quý khách có thể đến trực tiếp địa chỉ Bệnh viện hoặc chi nhánh các Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc. Ngoài ra, Bệnh viện có triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà một cách nhanh chóng và tiện lợi. Để đặt lịch, Quý khách có thể liên hệ qua:
- Gọi điện đến tổng đài: 1900 56 56 56
- Đăng ký xét nghiệm tại nhà online: TẠI ĐÂY
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!