Tin tức
Tầm soát ung thư trực tràng để phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả
- 15/12/2021 | Biện pháp sàng lọc ung thư trực tràng là gì, ai nên thực hiện
- 28/02/2022 | Cảnh giác với dấu hiệu ung thư trực tràng để phát hiện và điều trị bệnh sớm
- 17/11/2021 | Ung thư trực tràng có di truyền hay không? Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia
- 01/09/2022 | Ung thư trực tràng có chữa được không và làm sao để phòng ngừa?
- 01/01/2024 | Điểm danh các dấu hiệu ung thư trực tràng và cách phòng tránh
1. Thế nào là ung thư trực tràng?
Trực tràng là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc đào thải chất thải và đưa chất thải ra bên ngoài cơ thể. Đây là cơ quan nằm ở đoạn cuối của đại tràng, có độ dài là 11-15cm, nối liền ruột già và ống hậu môn.
Bệnh nhân bị ung thư trực tràng khi các tế bào trong cơ quan này có sự đột biến, phát triển không kiểm soát một cách bất thường làm hình thành các khối u. Số lượng người mắc bệnh ung thư trực tràng ngày một gia tăng, đặc biệt là các ca bệnh còn trẻ tuổi.
Những ca mắc bệnh ung thư trực tràng thường là những người trên 50 tuổi, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư, có thói quen sống không lành mạnh, ăn uống không khoa học, ít vận động, hút thuốc lá, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, hoặc từng mắc các bệnh ung thư khác.
Ung thư trực tràng trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống và đe dọa tính mạng của bạn và gia đình
2. Các dấu hiệu ung thư trực tràng bạn cần biết
Một số người không chú ý đến sức khỏe, nhầm lẫn dấu hiệu ung thư trực tràng với các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, chủ quan không thăm khám khiến cho bệnh ngày càng khó kiểm soát bằng phác đồ y tế. Người mắc bệnh ung thư trực tràng thường phải chịu các cơn đau triền miên, trải qua cảm giác mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, mất ngủ và thậm chí là tử vong nếu đã bước vào giai đoạn cuối.
Đi đại tiện ra máu
Nhiều người nhầm tưởng rằng đi đại tiện ra máu là do táo bón hoặc do đau dạ dày bình thường gây ra. Nhưng đây là một trong dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng cực kỳ nguy hiểm. Điều này dễ nhận thấy khi bạn phát hiện máu màu đen có trong phân, phân có màu sẫm và màu sẫm bất thường.
Liên tục gặp tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Bước vào giai đoạn giữa, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và chán ăn. Cơ thể dần suy nhược, kiệt sức và hoa mắt chóng mặt, đặc biệt là khi làm việc nặng, người bệnh cảm thấy mất tập trung, thậm chí là ngất xỉu.
Sức khỏe tinh thần cũng không được đảm bảo do rối loạn tiêu hóa và mất ngủ kéo dài.
Người mắc bệnh ung thư trực tràng thường có dấu hiệu mệt mỏi và suy nhược kéo dài
Gặp nhiều trở ngại khi đi đại tiện
Người mắc bệnh ung thư trực tràng có thể thấy khó chịu khi tiêu do táo bón kéo dài, cảm giác buồn đại tiện nhiều hơn cho dù vừa đi xong, phân có thể táo lỏng thất thường, có thể kèm theo dịch nhầy và máu. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh thường chủ quan sử dụng thuốc để điều trị thay vì đi tầm soát và khám tổng quát bệnh ung thư.
Có tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài
Triệu chứng ban đầu của rối loạn tiêu hóa thường là đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn và khó tiêu. Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể là do các khối u tồn tại trong trực tràng gây nên.
Người bệnh thậm chí còn không còn cảm giác thèm ăn dẫn tới sụt cân, sức khỏe tinh thần giảm sút và mệt mỏi kéo dài.
Đau bụng thường xuyên
Khi có các khối u ác tính trong trực tràng, người bệnh sẽ liên tục trải qua những cơn đau bụng triền miên, dữ dội. Dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với các cơn đau bụng, tuy nhiên người bệnh sử dụng thuốc giảm đau nhưng không đỡ, cơn đau có thể âm ỉ suốt cả ngày.
Cân nặng sụt đáng kể
Sụt cân bất thường không hề hiếm gặp ở những người mắc bệnh ung thư nói chung và bị ung thư trực tràng nói riêng. Tình trạng này xảy ra vì người bệnh chán ăn, mất ngủ do các cơn đau hoặc do các chất hóa học tiết ra từ các khối u trong trực tràng, dẫn tới quá trình trao đổi chất có nhiều rối loạn.
3. Phương pháp tầm soát ung thư trực tràng
Ung thư có thể chữa được nếu người bệnh phát hiện sớm nhưng bệnh nhân thường chủ quan và không để ý tới những thay đổi tiêu cực trong cơ thể. Một khi bệnh đã bước sang giai đoạn cuối, các khối u di căn tới các cơ quan trong cơ thể thì tỷ lệ sống không còn cao.
Vì vậy, ngay khi nhận ra cơ thể có các dấu hiệu kể trên, bạn cần thực hiện tầm soát ung thư trực tràng ngay để kịp điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn đầu. Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định và hạn chế các bệnh hiểm nghèo.
Một số phương pháp tầm soát ung thư trực tràng:
● Nội soi trực tràng: quá trình nội soi trực tràng cho thấy lòng trực tràng thông qua máy soi có gắn thêm camera.
● Sinh thiết: Trong quá trình nội soi sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào hoặc mô để giải phẫu.
● Xét nghiệm máu tìm các marker ung thư liên quan đến đại trực tràng, trong đó thường sử dụng nhất là CEA.
● Chụp cắt lớp: chụp cắt lớp mất khoảng 10-15 phút, kết quả thu được dễ quan sát các dấu hiệu bất thường của trực tràng và khẳng định được liệu bệnh nhân có mắc ung thư hay không.
Bác sĩ đang tiến hành nội soi trực tràng cho bệnh nhân
4. Cách phòng tránh bệnh
Trên đây là các dấu hiệu và cách tầm soát ung thư trực tràng mà bạn cần lưu ý để phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa bệnh, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
● Xây dựng chế độ ăn khoa học, có nhiều chất xơ và dưỡng chất lành mạnh cho cơ thể. Bạn cũng nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin vào chế độ ăn hằng ngày. Giảm sử dụng đường, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và thức ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ.
● Uống đủ lượng nước cần thiết cho một ngày, bỏ hút thuốc lá và các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
● Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân và béo phì bằng việc tập thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học, đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc cũng như dành thời gian tập thể dục thể thao để duy trì một hệ miễn dịch và sức đề kháng mạnh khỏe.
● Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện được các nguy cơ mắc bệnh. Nhờ khám sức khỏe định kỳ, nội soi, xét nghiệm và tầm soát ung thư mà bạn sẽ biết được tình trạng sức khỏe của bản thân, phát hiện bệnh từ sớm và có phương án điều trị kịp thời.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc các dấu hiệu và cách tầm soát ung thư trực tràng nhằm sớm phát hiện, điều trị bệnh hiệu quả. Hiện nay, MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế được đông đảo người dân tin tưởng và lựa chọn để chăm sóc sức khỏe, tầm soát ung thư.
MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, thương hiệu cũng luôn đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm với Trung tâm Xét nghiệm và Giải phẫu bệnh công nghệ cao, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế danh giá về xét nghiệm y khoa là CAP (Hoa Kỳ) và ISO (15189:2012). Cùng với đó là Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh với đủ các loại máy móc như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp CT, chụp MRI, máy nội soi tiêu hóa,... giúp mang lại kết quả kiểm tra chính xác nhất, hỗ trợ bác sĩ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
Thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm
Để được tư vấn thêm về dịch vụ hoặc đặt lịch khám tại bệnh viện, đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, bạn có thể liên hệ đến số tổng đài 1900565656 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!