Tin tức
Tất tần tật thông tin cần biết về tình trạng nhiễm toan hô hấp
- 03/06/2022 | Cảnh báo tình trạng sinh non gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
- 03/06/2022 | Chủ động phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa
- 24/05/2022 | Bác sĩ giải đáp: CPAP là gì? Có vai trò ra sao trong điều trị suy hô hấp
1. Giải thích hiện tượng nhiễm toan hô hấp là gì
Nhiễm toan hô hấp mô tả tình trạng cơ thể bị tích tụ quá nhiều khí CO2. Ở trạng thái bình thường, khí CO2 sẽ được phổi loại bỏ trong quá trình chúng ta hít thở. Tuy nhiên do nguyên nhân nào đó mà CO2 không được thải hết ra khỏi cơ thể khiến một lượng lớn khí này đọng lại trong cơ thể, làm tăng H2CO3 và pH trong máu.
Có 2 dạng nhiễm toan hô hấp đó là nhiễm toan hô hấp thể cấp tính và nhiễm toan hô hấp thể mạn tính. Dựa trên mức độ HCO3 tăng là bao nhiêu sẽ xác định được người bệnh là đang bị nhiễm toan hô hấp cấp tính hay mạn tính. Cụ thể:
Nhiễm toan hô hấp cấp tính:
Thể cấp tính của nhiễm toan hô hấp thường là hệ quả do suy hô hấp cấp tính gây nên. Nếu suy hô hấp cấp tính không được phát hiện kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như các rối loạn tim mạch, tăng kali huyết, thiếu oxy máu, ngưng tim. Những triệu chứng của bệnh bao gồm lơ mơ, rối loạn giấc ngủ, giật cơ, đau đầu, lú lẫn, biểu hiện bàn tay rũ mềm (asterixis), hôn mê. Khi CO2 trong máu tăng mạnh (hay còn gọi là tăng thán khí) sẽ dẫn đến sự gia tăng dòng máu lên não, áp lực dịch não tủy và áp lực hộp sọ tăng (hội chứng giả u não).
Nhiễm toan hô hấp gây ứ đọng CO2 trong cơ thể
Nhiễm toan hô hấp mạn tính:
Thể mạn tính của nhiễm toan hô hấp thường xảy ra ở những bệnh nhân bị các bệnh lý liên quan đến phổi. Đặc điểm điển hình của nhiễm toan hô hấp mạn tính đó là tình trạng hạ clo máu do thận đào thải axit theo dạng ion Cl- và NH4-. Trong quá trình điều trị nhiễm toan hô hấp mạn nếu điều chỉnh quá nhanh, nhất là đối với những bệnh nhân đang phải trợ thở bằng máy thì thời gian để thận đào thải hết Bicarbonat là khoảng 2 - 3 ngày. Lúc đó tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa sẽ xuất hiện sau khi tăng thán khí.
2. Giải thích căn nguyên dẫn tới tình trạng nhiễm toan hô hấp
Như đã đề cập trước đó, khi phổi bị suy giảm chức năng đào thải khí CO2 sẽ khiến gia tăng lượng PaCO2 trong máu và có thể có hoặc không tăng HCO3-. Nguyên nhân khiến phổi giảm thải khí CO2 ra khỏi cơ thể là do các yếu tố sau đây:
-
Hệ thống thần kinh trung ương bị ức chế do nhiễm trùng, thuốc ngủ, thuốc mê hay tổn thương não: sự ức chế này khiến các dây thần kinh bớt nhạy cảm với CO2 nên không kịp loại bỏ CO2. bệnh nhân sẽ lâm vào trạng thái tinh thần bất ổn như vật vã, đau đớn, lo lắng, khóc lóc,...;
-
Bệnh nhân đang mắc phải bệnh lý liên quan đến hệ thống tuần hoàn làm ảnh hưởng tới khả năng chuyển máu tới phổi, hệ tĩnh mạch chung bị ứ máu dẫn tới suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ, bệnh thần kinh cơ,...;
-
Giảm thông khí phế nang trong hoặc ngoài phổi, từ đó dẫn tới các bệnh lý về phổi: viêm phổi nặng, hen phế quản,...
-
Nguyên nhân khác: thiếu máu nặng, xơ gan, cường giáp, đang mang thai,...
3. Đề xuất các phương án điều trị tình trạng nhiễm toan hô hấp
Cải thiện thông khí là mục tiêu chính trong điều trị nhiễm toan hô hấp. Sau khi nhiễm toan hô hấp đã được chẩn đoán, xác định bệnh thì bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng những biện pháp sau để điều trị cho bệnh nhân:
-
Tiêm naloxon (0,04 - 2mg) theo đường tĩnh mạch (trong trường hợp không chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng);
-
Dùng các thuốc có công dụng giãn đường dẫn khí;
-
Đối với những bệnh nhân bị yếu cơ hoặc tắc nghẽn đường thở thì dùng máy hỗ trợ thở CPAP;
Bệnh nhân bị tắc nghẽn hô hấp cần phải dùng máy trợ thở
-
Người bệnh cũng cần tích cực phối hợp điều trị bằng cách:
-
Chủ động xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học;
-
Sử dụng đơn thuốc mà bác sĩ đã kê toa và không được lạm dụng đồ uống có cồn trong thời gian điều trị;
-
Nếu người bệnh nghiện thuốc lào, thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc thì cần tránh xa thói quen này do thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các bệnh lý về phổi, hệ thống tuần hoàn và nhiều loại bệnh khác;
-
Duy trì khối lượng cơ thể cân đối, hợp lý tránh béo phì vì các mô mỡ sẽ chèn ép lên diện tích tim phổi khiến người bệnh trở nên khó thở hơn;
-
Không nên uống rượu vì đây là thức uống làm gia tăng nồng độ axit lactic trong cơ thể. Thay vào đó hãy nên bổ sung nhiều nước mỗi ngày.
4. Sơ cứu bệnh nhân bị nhiễm toan hô hấp
Mặc dù nguyên nhân gây nhiễm toan hô hấp là khác nhau nhưng đều có chung các phương pháp xử trí, sơ cứu những ca bị nhiễm toan hô hấp để hạn chế biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra:
-
Khi thấy người bệnh bị hôn mê, hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa trong tư thế chân cao hơn đầu;
-
Ngay lập tức gọi xe cứu thương để gia tăng cơ hội được cứu sống nhờ sử dụng sớm các máy móc trợ thở;
-
Đối với trường hợp bệnh nhân vẫn còn thở thì nâng chân cao khoảng 30cm so với mặt đất, cao hơn tim;
-
Nới lỏng những chỗ bó sát trên cơ thể như thắt lưng, cổ áo,...;
-
Kiểm tra nhịp thở và nếu bệnh nhân ngừng thở, hãy thực hiện động tác hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu thở trở lại hoặc khi xe cứu thương tới.
Tránh xa rượu bia khi bạn đang bị nhiễm toan hô hấp
Đối với những bệnh nhân có tiền sử bị nhiễm toan hô hấp và xuất hiện các triệu chứng mức độ nhẹ hơn, có thể làm tăng độ pH trong máu bằng cách dùng natri bicarbonate theo đường uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây bạn đã biết thế nào là nhiễm toan hô hấp và phương pháp cấp cứu những như điều trị cho bệnh nhân gặp phải tình trạng này.
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về đường hô hấp hoặc các bệnh lý thuộc chuyên khoa khác, hãy đăng ký khám trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!