Tin tức

Bác sĩ giải đáp: CPAP là gì? Có vai trò ra sao trong điều trị suy hô hấp

Ngày 24/05/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tình trạng suy hô hấp khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy và rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình điều trị bệnh, CPAP hay còn gọi là thở áp lực dương liên tục chính là một trong những phương pháp thường được áp dụng với mục đích giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục chức năng hô hấp. Vậy CPAP là gì và có tác dụng như thế nào?

1. Tình trạng suy hô hấp nguy hiểm như thế nào?

Tình trạng suy hô hấp xảy ra khi quá trình lưu thông oxy và thải trừ carbon dioxide gặp nhiều bất thường. Tùy thuộc vào mức độ suy hô hấp và thể trạng sức khỏe, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng khác nhau.

Khó thở có thể là biểu hiện của suy hô hấpKhó thở có thể là biểu hiện của suy hô hấp

- Đối với các trường hợp ở mức độ nhẹ: Nếu được cấp cứu kịp thời và điều trị đúng cách, những triệu chứng sẽ sớm được cải thiện, bệnh nhân có cơ hội được cứu sống. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ phải đối mặt với những di chứng nghiêm trọng.

- Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

- Một số biến chứng do suy hô hấp có thể xảy ra ở các cơ quan trong cơ thể như sau:

+ Hạ huyết áp, hạ đường huyết và có thể gây hình thành huyết khối.

+ Gây ra tình trạng chảy máu phổi, viêm phổi, phổi mạn tính,…

+ Gây xuất huyết não, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, mất thị lực,…

+ Gây suy thận và một số vấn đề sức khỏe khác.

Suy hô hấp thường được chia thành 2 dạng là suy hô hấp cấp tính và suy hô hấp mạn tính. Trong đó, các trường hợp cấp tính cần được cấp cứu kịp thời, nhanh chóng còn những trường hợp mạn tính cần được theo dõi, điều trị thường xuyên.

Trẻ sinh non có nguy cơ bị suy hô hấpTrẻ sinh non có nguy cơ bị suy hô hấp

Những triệu chứng của bệnh suy hô hấp rất đa dạng, có thể diễn ra từ từ, nhưng đôi khi lại xuất hiện đột ngột. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà bạn không nên bỏ qua:

+ Màu da, màu môi và móng tay thay đổi bất thường, chuyển sang màu hơi xanh.

+ Có cảm giác khó thở, hoang mang.

+ Nhịp tim bất thường.

+ Thở chậm hoặc thở gấp.

+ Mệt mỏi, lờ đờ, thậm chí bệnh nhân có thể bị bất tỉnh.

2. Cùng tìm hiểu CPAP là gì và những tác dụng của phương pháp này trong điều trị suy hô hấp

Với thắc mắc “CPAP là gì”, các chuyên gia lý giải như sau: CPAP hay còn được gọi là phương pháp thở áp lực dương liên tục, được áp dụng với những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp và vẫn còn khả năng thở. CPAP sẽ giúp duy trì một áp lực dương liên tục trong chu kỳ thở của người bệnh, giúp các phế nang sẽ không bị xẹp ở cuối thì thở ra và tăng cường trao đổi khí.

CPAP rất an toàn và có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏCPAP rất an toàn và có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ

CPAP là biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn, rất an toàn khi áp dụng, kể cả những đối tượng trẻ em và vẫn có thể mang đến hiệu quả cao. Dưới đây là những tác dụng cụ thể của phương pháp CPAP:

+ Giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh.

+ Ít có nguy cơ xảy ra tai biến chẳng hạn như nhiễm khuẩn,… do làm giảm tỉ lệ đặt nội khí quản và thở máy.

+ CPAP có tác dụng mở các phế quản nhỏ, giúp các phế nang không bị xẹp ở cuối kỳ hở ra và từ đó tăng trao đổi khí và tăng lượng oxy máu.

+ Giảm lượng dịch từ mao mạch vào phế nang nhờ có áp lực dương, từ đó giảm nguy cơ bị phù phổi.

- Phương pháp thở áp lực dương liên tục CPAP được chỉ định với những trường hợp sau:

+ Những trường hợp trẻ bị suy hô hấp.

+ Bệnh nhân bị suy hô hấp cấp

+ Trường hợp bị ngạt nước.

+ Người bệnh bị viêm tiểu phế quản, phù phổi hay tràn dịch màng phổi.

+ Trẻ lên cơn ngừng thở, trẻ sơ sinh non tháng.

+ Các trường hợp bị viêm phổi hít phân su.

+ Bệnh nhân bị xẹp phổi do tắc đờm.

+ Các trường hợp bị chấn thương ngực, dập phổi.

+ Các trường hợp đã trải qua phẫu thuật ngực và cần cai máy thở.

- Các trường hợp chống chỉ định với CPAP:

+ Bệnh nhân bị rối loạn ý thức, không phối hợp để cháy máy.

+ Trường hợp tăng áp lực nội sọ.

+ Những trường hợp bị liệt cơ hô hấp, ngừng thở.

3. Khi áp dụng phương pháp CPAP cần lưu ý những điều gì?

- Khi tiến hành áp dụng phương pháp CPAP, cần theo dõi sự đáp ứng của cơ thể người bệnh. Cụ thể, nếu đáp ứng tốt với CPAP, cơ thể của bệnh nhân sẽ có những thay đổi như sau:

+ Da người bệnh trở nên hồng hào hơn và nhịp thở dần ổn định trở lại.

+ Không còn hiện tượng rút lõm lồng ngực.

+ Các chỉ số bắt đầu thay đổi tích cực: Bệnh nhân da hồng hào hơn, nhịp thở bình thường. Chỉ số nồng độ oxy trong máu SpO2> 92%, chỉ số khí máu động mạch PaO2 từ 60-80 mmhg, PaCO2 từ 40-45 mmhg,…

Nếu đáp ứng tốt với phương pháp CPAP, chỉ số SpO2 của người bệnh sẽ sớm được cải thiệnNếu đáp ứng tốt với phương pháp CPAP, chỉ số SpO2 của người bệnh sẽ sớm được cải thiện

- Nếu không đáp ứng tốt với phương pháp này, bệnh nhân có thể xảy ra những dấu hiệu sau:

+ Có hiện tượng ngừng thở.

+ Cơn ngừng thở không được cải thiện sau 30 phút.

+ Các chỉ số đáng báo động, chỉ số khí máu động mạch PaO2 < 60 mmHg, chỉ số SpO2 < 91%,….

Với những trường hợp không đáp ứng với CPAP, bệnh nhân cần được đặt nội khí quản.

- Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp CPAP

+ Cần theo dõi và điều chỉnh áp lực theo mức độ đáp ứng của người bệnh.

+ Không đột ngột tăng áp lực.

Tình trạng suy hô hấp là một vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng, có thể xảy ra những hậu quả khó lường, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường, cần đưa người bệnh đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh suy hô hấp, phương pháp CPAP và một số vấn đề về sức khỏe hoặc muốn đặt lịch khám, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.