Tin tức
Thế nào là hô hấp đảo ngược? Phương án điều trị và phòng ngừa ra sao?
- 18/05/2022 | 5 dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp điển hình nhất
- 23/03/2022 | Bé bị viêm hô hấp trên nguyên nhân do đâu và chăm sóc thế nào?
- 07/05/2022 | Phương pháp chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới
1. Khái niệm về hô hấp đảo ngược
Thuật ngữ hô hấp đảo ngược được dùng để chỉ hiện tượng thở ngược lại nhịp thở thông thường. Cụ thể khi thở bình thường, cơ hoành sẽ di chuyển theo hướng xuống dưới mỗi khi chúng ta hít vào và thành bụng mở rộng ra ngoài. Ngược lại khi thở ra, thành bụng sẽ co lại và cơ hoành thì đi lên trên.
Khi một người bị hô hấp đảo ngược thì chu trình trên sẽ vận hành ngược lại. Đây là tình trạng cấp tính và cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị hô hấp đảo ngược mạn tính thường tái phát khi gặp tình huống căng thẳng, khó thở kéo dài và khiến người bệnh hoảng loạn.
Triệu chứng nhận biết tình trạng hô hấp đảo ngược:
-
Thở hổn hển, thở gấp không tự chủ;
-
Khó thở, tức thở hay thậm chí có cảm giác không thể thở được;
-
Nhịp tim nhanh;
-
Đột ngột hít thở sâu;
-
Đau và yếu cơ ngực, đau vai và cổ;
-
Chóng mặt.
2. Hô hấp đảo ngược là do nguyên nhân gì gây nên?
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hô hấp đảo ngược đó là do bị chấn thương ngực cấp tính. Sự kiện này ngay lập tức tạo ra một cơn co thắt liên sườn và đảo ngược hơi thở.
Hô hấp đảo ngược khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, khó thở
Bên cạnh nguyên nhân trên cũng tồn tại một số yếu tố mạn tính làm nghiêm trọng và kéo dài hiện tượng hô hấp đảo ngược:
-
Tổn thương thần kinh: người bệnh mắc chứng đau nửa đầu hoặc chứng động kinh có thể gây nên các phản ứng đảo ngược, rối loạn chuyển động cơ hoành dẫn tới hội chứng hô hấp đảo ngược;
-
Căng thẳng lâu ngày: công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống là nguyên nhân của các vấn đề tâm lý rất phổ biến hiện nay. Khi tâm lý bị áp lực bủa vây, người bệnh có xu hướng gặp phải hội chứng hô hấp đảo ngược;
-
Tư thế vận động: hoạt động hô hấp đòi hỏi vận dụng nhiều các cơ hô hấp chính trong quá trình thở mà những cơ hô hấp này lại đang mệt mỏi do nhân viên văn phòng ngồi nhiều cả ngày ở bàn làm việc gây đau nhức và căng cứng các cơ bắp vùng cổ và vai trên. Điều này làm suy yếu cơ hoành dẫn đến hội chứng hô hấp đảo ngược;
-
Tổn thương tại phổi: bệnh nhân bị hen suyễn, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, ung thư phổi,... cũng có nguy cơ cao bị đảo ngược cơ chế hô hấp thông thường.
3. Hô hấp đảo ngược và biện pháp khắc phục
Trong những trường hợp bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như khó thở cấp tính do bị chấn thương ở ngực hoặc nguyên nhân gây suy yếu thể chất khác khiến khả năng tiếp cận oxy bị giảm thì cần thực hiện công tác cấp cứu khẩn cấp.
Đối với người bị hô hấp đảo ngược mạn tính do tăng thông khí, hoặc do cơn hoảng sợ với triệu chứng thở gấp thì cần sơ cứu một cách nhanh chóng để xoa dịu người bệnh, giúp họ bớt hoảng sợ để nhịp thở được khôi phục lại bình thường:
-
Mím chặt môi khi thở;
-
Cúi gập người xuống sau đó đặt tay lên trên đầu gối;
-
Người bệnh cần phải nhịn và cố gắng khiến nhịp thở chậm lại;
-
Trong lúc này không nên nói chuyện;
-
Tìm một điểm trước mắt cách 1 mét để tập trung nhìn vào;
-
Khi hơi thở đã trở về bình thường, người bệnh có thể thử thở bằng bụng (khi hít vào bụng phình ra ngoài, bụng lõm vào trong khi thở ra).
4. Các phương pháp giúp ngăn ngừa xảy ra tình trạng hô hấp đảo ngược
4.1. Bạn cần phải tập thở sâu sao cho đúng cách
Luyện tập thở sâu có ích rất nhiều cho sức khỏe của phổi và để thực hiện được điều này, bạn hãy dành cho mình một không gian yên tĩnh để luyện tập thở sâu trong một tư thế tốt kéo dài. Đầu tiên từ từ nhắm mắt, thở trút hết lượng không khí ở trong phổi ra ngoài. Tiếp theo là dần dần hít vào bằng đường mũi với điều kiện vai và ngực cần bất động, giữ nguyên tư thế, đồng thời mở rộng thành bụng ra bên ngoài.
Luyện tập thở sâu có ích rất nhiều cho sức khỏe của phổi
Sau động tác hít sâu, bạn hãy tập thở ra bằng miệng và đáp ứng 2 tiêu chí: Vai và ngực giữ nguyên không được cử động, thành bụng lõm vào trong hướng về phía cột sống.
4.2. Phương pháp tập thở đều
Tác dụng của việc tập luyện thở đều đó là xoa dịu sự kích thích các dây thần kinh, tạo phản ứng thư giãn và giảm bớt căng thẳng. Bài tập này nên được áp dụng vào những tình huống mà bạn bị choáng ngợp, hoảng sợ, hoặc khó thở. Thực hiện theo các bước dưới đây:
-
Áp dụng cách thở sâu như đã hướng dẫn bên trên, thở từ từ và đếm nhịp chậm từ 1 - 4;
-
Tiếp theo đó là giữ hơi thở trong phổi cũng theo nhịp đếm từ 1 - 4;
-
Thở ra từ từ và lại giữ hơi thở lại thêm một lần nữa. Giới hạn thời gian tương tự như trên;
-
Nên thực hiện bài luyện tập này mỗi lần từ 1 - 2 phút.
Như vậy, sự đảo lộn trong chu trình hô hấp khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng suy nhược cơ thể, khả năng hấp thụ oxy kém, xảy ra các cơn khó thở, khó ngủ cũng như các biểu hiện cấp tính và mạn tính khác. Đối với những ca bị hô hấp đảo ngược cấp tính thì triệu chứng này có thể coi là một lời cảnh báo cho biến chứng nghiêm trọng có thể tước đi mạng sống của người bệnh sau khi trải qua một chấn thương nặng hoặc tê liệt cơ hoành. Chính vì thế nếu phát hiện ra bản thân hoặc người bị nạn có những dấu hiệu của bệnh, hãy nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh nhân nên luyện tập thở đều để tránh tình trạng hô hấp đảo ngược
Quý khách hàng nếu còn nhiều băn khoăn và thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900565656. Tổng đài viên sẽ tư vấn cho quý khách chi tiết và đầy đủ thông tin hơn về các dịch vụ khám tại Bệnh viện và đặt lịch khám cùng chuyên gia nếu quý khách hàng có nhu cầu.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!