Tin tức

Thị lực là gì? Nguyên nhân gây nên và cách thức chẩn đoán suy giảm thị lực

Ngày 08/04/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Thị lực không chỉ là khả năng nhìn mà còn là cơ quan giúp kết nối con người với thế giới xung quanh. Trong bài viết sau, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể thị lực là gì, các nguyên nhân gây giảm thị lực và cách thức nhận biết, chẩn đoán đúng để có thể bảo vệ thị lực một cách hiệu quả.

1. Thị lực là gì và nguyên nhân gây suy giảm thị lực

1.1. Về khái niệm thị lực

Thị lực có thể hiểu là khả năng nhìn rõ của thị giác hay nói cách khác là khả năng nhận biết chính xác hình ảnh của thị giác. Thị lực phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:

- Yếu tố quang học: Đây là yếu tố liên quan đến mắt và ánh sáng, chi phối độ sắc nét của hình ảnh nhìn thấy.

- Yếu tố thần kinh: Gồm khả năng hoạt động của võng mạc, dẫn truyền của dây thần kinh thị giác và khả năng xử lý thông tin của não bộ.

Thị lực thường được đánh giá bằng cách kiểm tra khả năng nhìn rõ hình ảnh ở xa. suy giảm thị lực có thể do tật khúc xạ như cận thị (giảm khả năng nhìn xa) hoặc viễn thị (giảm khả năng nhìn gần). 

Khả năng nhìn gần, nhìn xa của mắt phản ánh thị lực của mỗi người

Khả năng nhìn gần, nhìn xa của mắt phản ánh thị lực của mỗi người

1.2. Nguyên nhân gây giảm thị lực là gì?

Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây giảm thị lực là gì nhưng các yếu tố sau thường thúc đẩy, gây giảm thị lực:

- Di truyền: Các tật khúc xạ thường có tính di truyền. 

- Quá trình lão hóa của cơ thể kéo theo sự lão hóa của các mô và cấu trúc của mắt, dẫn đến các vấn đề như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khiến thị lực giảm sút dần.

- Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng nhân tạo quá chói gây mỏi mắt, đau đầu và dần dần làm suy giảm thị lực.

- Dùng thiết bị điện tử quá nhiều khiến mắt bị khô, căng thẳng từ đó sinh ra mờ mắt, nhức mắt.

- Thói quen đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, giữ sách quá gần hoặc quá xa mắt góp phần làm giảm thị lực theo thời gian.

- Bệnh lý hệ thống như cao huyết áp, tiểu đường,... gây tổn thương mạch máu ở mắt, dẫn đến giảm thị lực hoặc biến chứng nghiêm trọng như bệnh võng mạc do tiểu đường.

-Viêm kết mạc, viêm giác mạc hoặc các bệnh lý nhiễm trùng mắt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng lâu dài, dẫn đến giảm thị lực.

2. Triệu chứng cảnh báo tình trạng suy giảm thị lực 

Biết triệu chứng suy giảm thị lực là gì để nhận biết sớm có thể giúp bạn tăng cơ hội điều trị thành công các bệnh lý về mắt. Vì thế, hãy ghi nhớ những triệu chứng cảnh báo suy giảm thị lực sau đây:

2.1. Suy giảm thị lực giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, khi thị lực mới bắt đầu giảm sút mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có triệu chứng:

- Nhìn hình ảnh trở nên mờ nhòe, không rõ ràng, nhất là khi nhìn xa hoặc gần. 

- Khó tập trung khi đọc sách, lái xe hoặc làm việc với máy tính.

- Thường xuyên có cảm giác mỏi mắt, đau mắt sau một thời gian dài làm việc hay sử dụng thiết bị điện tử.

- Cảm thấy đau nhức đầu, nhất là sau khi tập trung mắt để làm việc trong khoảng thời gian dài.

Giảm thị lực khiến mắt nhìn hình ảnh mờ, không rõ nét

Giảm thị lực khiến mắt nhìn hình ảnh mờ, không rõ nét

2.2. Suy giảm thị lực giai đoạn nghiêm trọng

Khi thị lực suy giảm ở mức độ nhẹ nhưng không được phát hiện để điều trị, người bệnh sẽ:

- Khó nhận diện chính xác màu sắc.

- Tầm nhìn xuất hiện các lỗ mờ hoặc vùng mất thị lực. 

- Thị lực thay đổi rõ rệt khi đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử như cần cường độ sáng lớn hơn hay phải đứng gần màn hình,...

3. Phương pháp nào giúp chẩn đoán đúng vấn đề về thị lực?

Để chẩn đoán đúng vấn đề mà người bệnh đang gặp phải về thị lực là gì, thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:

- Khám mắt tổng quát

Bác sĩ sẽ sử dụng bảng chữ cái, ký hiệu hoặc các hình ảnh để đánh giá khả năng nhìn độ sắc nét của mắt.

- Đo khúc xạ

Người bệnh được đo khúc xạ bằng máy chuyên dụng để chẩn đoán các tật khúc xạ mắc phải như cận thị, viễn thị hay loạn thị. Qua đó, bác sĩ có thể đưa ra đề xuất về đeo kính hoặc các biện pháp điều trị khác.

- Soi đáy mắt

Đây là kỹ thuật dùng để kiểm tra chi tiết cấu trúc bên trong mắt, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc hay các vấn đề mạch máu ở mắt.

- Chụp cắt lớp võng mạc OCT: Sử dụng ánh sáng để chụp cắt lớp võng mạc, quan sát cấu trúc mắt trong không gian 3 chiều, nhờ vậy, bác sĩ sẽ chẩn đoán để có hướng điều trị bệnh tăng nhãn áp và các bệnh lý võng mạc

- Đo áp lực nội nhãn: Kiểm tra tăng nhãn áp.

Khám bác sĩ chuyên khoa giúp bệnh nhân tìm ra nguyên nhân giảm thị lực là gì

Khám bác sĩ chuyên khoa giúp bệnh nhân tìm ra nguyên nhân giảm thị lực là gì

4. Biện pháp phòng ngừa các yếu tố gây suy giảm thị lực

Khi đã biết đến nguyên nhân gây giảm thị lực là gì, bạn có thể chủ động phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực bằng cách:

- Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử, đảm bảo khoảng cách khi sử dụng màn hình để giảm áp lực cho mắt.

- Sau 30 - 45 phút làm việc với mắt, hãy dành vài phút để nghỉ ngơi, nhìn ra xa hoặc thực hiện bài tập cho mắt để giảm mỏi và căng thẳng cho mắt.

- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E và các loại khoáng chất như kẽm và omega-3,... vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ mắt. 

- Khi ra ngoài, nhất là ngày ánh nắng gay gắt hoặc đi vào môi trường ánh sáng mạnh, hãy sử dụng kính râm hoặc kính bảo hộ để bảo vệ mắt.

Ô nhiễm khói bụi từ cuộc sống hiện đại cùng tính chất công việc tiếp xúc thường xuyên với thiết bị công nghệ đã và đang trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được nguyên nhân, triệu chứng cảnh báo giảm thị lực là gì để kịp thời thăm khám, phát hiện và điều trị ngăn chặn các nguy cơ gây nên bệnh lý về mắt.

Ngoài ra, dù không có dấu hiệu bất thường, khám mắt định kỳ cũng là việc bạn nên làm để theo dõi sự thay đổi của thị lực, có biện pháp khắc phục ngay khi có dấu hiệu không tốt cho mắt.

Để chủ động chăm sóc, bảo vệ thị lực, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Mắt - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.

Bình luận (0)

Đăng ký để bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ