Tin tức

Thuốc tiểu đường có những nhóm thuốc nào? Dùng ra sao?

Ngày 30/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh tiểu đường có thể đe dọa tới sức khỏe và tính mạng nếu bệnh nhân không tập trung theo dõi và điều trị sát sao. Dựa vào mức độ bệnh và thể trạng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tiểu đường sao cho an toàn và hiệu quả. Vậy có những loại thuốc nào thường dùng trong điều trị tiểu đường, cách điều trị như thế nào?

1. Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh còn có tên khác là đái tháo đường. Thông thường, carbohydrate sẽ được cơ thể chuyển hóa thành glucose, đồng thời tuyến tụy sản sinh insulin đưa glucose tới từng tế bào giúp bổ sung năng lượng.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng

tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng 

Trong trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, glucose không thể chuyển hóa hoàn toàn thành năng lượng, chúng tích tụ lại trong máu và gây bệnh tiểu đường. Về lâu về dài, nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời, họ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như: suy thận, tai biến mạch máu não hoặc mù mắt,…

Bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường type 1 và type 2.

1.1. Tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 khá hiếm gặp, từ 5 - 10% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 1, trong đó phần lớn là người trẻ dưới 20 tuổi. Bệnh thường diễn biến nhanh, triệu chứng mơ hồ nên chúng ta rất khó phát hiện và điều trị kịp thời. 

Khi mắc bệnh, các triệu chứng thường gặp là: bệnh nhân ăn uống nhiều hơn bình thường, tần suất đi tiểu tiện tăng, cơ thể gầy đi,… Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thở gấp và mạch đập nhanh, rất dễ tụt huyết áp. Thậm chí, một số người cảm thấy tê bì bàn chân, đau tức ngực, thị lực giảm, hệ tiêu hóa rối loạn, thường xuyên đầy bụng và khó tiêu.

Hiện nay, bác sĩ chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân gây tiểu đường type 1, bệnh có khả năng phát triển do yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố bên ngoài môi trường.

1.2. Tiểu đường type 2

Việc điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 1 và type 2 là khác nhau, chính vì thế chúng ta cần xác định chính xác thể bệnh và có kế hoạch điều trị thích hợp. Tình trạng tiểu đường type 2 xảy ra khá phổ biến (chiếm tới 90 - 95% tổng số bệnh nhân), đa số là người trong độ tuổi trung niên.

Bệnh tiểu đường type 2 khá phổ biến

Bệnh tiểu đường type 2 khá phổ biến

Bên cạnh đó, phụ nữ đang mang thai có thể mắc tiểu đường thai kỳ nhưng thường tự khỏi sau khi sinh con. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi, do đó việc theo dõi và điều trị là rất cần thiết.

2. Phác đồ điều trị bệnh 

Để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng xấu, bệnh nhân đái tháo đường cần điều trị theo phác đồ như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Thông thường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng tiểu đường phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trong quá trình điều trị, bạn phải tuân thủ liều lượng, thời gian dùng như bác sĩ hướng dẫn để đạt hiệu quả cao nhất.

Đi đôi với điều trị bằng thuốc, người bệnh sẽ được hướng dẫn sinh hoạt, ăn uống khoa học hơn. Thói quen luyện tập thể thao, ăn nhiều chất xơ và hạn chế tinh bột, đường, chất béo sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh nhân cần kết hợp điều trị bằng tiểu đường và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Bệnh nhân cần kết hợp điều trị bằng tiểu đường và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát đường huyết, phát hiện biến chứng và xử lý kịp thời.

3. Một số loại tiểu đường phổ biến

Thuốc tiểu đường gồm 2 loại chính, đó là nhóm insulin và nhóm thuốc có tác dụng hạ đường huyết đường uống.

3.1. Nhóm insulin

Bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ được chỉ định dùng nhóm insulin trong suốt cuộc đời. Bởi vì tuyến tụy của người bệnh không thể sản sinh ra insulin giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Đưa insulin vào cơ thể là cách để giải phóng đường trong máu, kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức ổn định.

Bệnh nhân tiểu đường type 1 được chỉ định dùng insulin

Bệnh nhân tiểu đường type 1 được chỉ định dùng insulin

Thuốc insulin có nhiều loại khác nhau với tác dụng tức thời, tác dụng ngắn, trung bình và dài. Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn chi tiết sau khi thăm khám. 

3.2. Nhóm thuốc có tác dụng hạ đường huyết đường uống

Bệnh nhân tiểu đường type 2 thường được chỉ định kết hợp uống nhiều loại tiểu đường để kiểm soát tình trạng bệnh. Các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến là: thuốc tăng độ nhạy cảm với insulin, thuốc tăng tiết insulin, thuốc làm chậm hấp thu chất béo, glucose từ ruột, thuốc có tác dụng ức chế SGLT2…

Thuốc tăng độ nhạy cảm với insulin gồm 2 nhóm chính, đó là nhóm thuốc Metformin và Thiazolidinediones. Trong đó, Metformin có tác dụng giảm lượng glucose sản xuất tại gan, giúp insulin trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời kiểm soát quá trình chuyển hóa carbohydrate thành đường. Khi sử dụng, bệnh nhân có thể gặp một vài tác dụng phụ liên quan tới hệ tiêu hóa, ví dụ như: chán ăn hoặc tiêu chảy,… Đặc biệt, người mắc bệnh suy thận nên thông báo với bác sĩ nếu được chỉ định dùng thuốc này.

Thuốc tiểu đường có nhiều loại với các tác dụng riêng

Thuốc tiểu đường có nhiều loại với các tác dụng riêng

Nhóm thuốc Thiazolidinedione cũng có tác dụng giảm glucose sản xuất từ gan, tăng khả năng hoạt động của insulin. Một số loại thuốc tiểu đường thuộc nhóm Thiazolidinedione có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như: tăng cân không kiểm soát, suy giảm thị lực, suy tim, bệnh nhân cần chú ý theo dõi trong quá trình dùng.

Thuốc tăng tiết insulin gồm 4 loại chính, đó là nhóm thuốc Sulfonylureas, nhóm thuốc Meglitinides, thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 và thuốc tiểu đường ức chế men Dipeptidyl peptidase-4. Khi cần hạ đường huyết nhanh, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc Sulfonylureas và Meglitinides. Thuốc thường được dùng trước bữa ăn để tăng hiệu quả.

Thuốc làm chậm hấp thu chất béo, glucose từ ruột hoạt động dựa trên nguyên lý ức chế quá trình phân hủy carbonhydrate, đồng thời giảm hấp thu glucose tại ruột non. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng ngăn enzyme, làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bệnh nhân nên dùng trước bữa ăn.

Nhóm thuốc ức chế SGLT2 làm giảm khả năng tái hấp thu glucose ở ống thận, từ đó hạ đường huyết, kiểm soát huyết áp, cân nặng cho bệnh nhân. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ suy thận thường được chỉ định sử dụng loại thuốc này.

Như vậy, các loại thuốc tiểu đường khá đa dạng, tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất. Tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nội tiết thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ kiểm tra, chỉ định loại thuốc phù hợp cũng như tư vấn thêm về chế độ sinh hoạt, ăn uống. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.