Tin tức

Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không? Ngừng tiêm bao lâu thì có kinh?

Ngày 04/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nếu vợ chồng bạn chưa có kế hoạch mang thai thì tiêm thuốc tránh thai cũng là một trong những biện pháp tránh thai hay được sử dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, cơ thể chị em sẽ xuất hiện một số thay đổi do tác dụng phụ của thuốc. Trong đó, vấn đề được nhiều người quan tâm là “tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không và ngừng tiêm bao lâu thì có kinh”?

1. Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không?

1.1. Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp tiêm loại thuốc có chứa Progestin vào cơ thể chị em nhằm: 

- Ngăn cản buồng trứng phóng noãn, từ đó ngăn cản việc trứng gặp tinh trùng và thụ tinh. 

- Tăng sản xuất chất nhầy ở cổ tử cung để tinh trùng gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, xâm nhập vào tử cung. 

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai mang lại hiệu quả cao

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai mang lại hiệu quả cao

- Giảm khả năng phát triển của của nội mạc tử cung. Lớp mô lót tử cung này sẽ giúp cho nhau thai có thể dễ dàng vào vào tử cung. Tuy nhiên, khi lớp niêm mạc này mỏng đi thì trứng đã được thụ tinh gần như khó có thể bám vào niêm mạc tử cung và làm tổ. Do đó, khả năng mang thai cũng sẽ giảm. 

Sau khi tiêm thuốc, hiệu quả của thuốc sẽ đạt mức tối đa trong vòng 3 tháng. Sau thời gian này, chị em sẽ tiêm nhắc lại nếu vẫn tiếp tục muốn ngừa thai. Trong trường hợp chưa có thời gian để tiêm nhắc lại, bạn nên sử dụng một số phương pháp tránh thai khác như dùng bao cao su hay thuốc tránh thai khẩn cấp. 

1.2. Bác sĩ giải thích: Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không?

Về thắc mắc “tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không”, các chuyên gia giải đáp như sau: Sau khi tiêm thuốc tránh thai, chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Trong đó, mất kinh là một tác dụng không mong muốn khá phổ biến. 

Một số trường hợp mất kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai

Một số trường hợp mất kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai

Nguyên nhân là do trong loại thuốc này có chứa progestin. Khi lượng nội tiết tố này cao hơn nhiều so với estrogen thì lớp niêm mạc tử cung sẽ có thể không phát triển mạnh như bình thường, không dày lên và không bị bong ra. Do đó, có thể không xuất hiện tình trạng kinh nguyệt thưa hơn hoặc mất kinh. Bạn cũng không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của chị em khi tiêm thuốc tránh thai trong thời gian từ 6 đến 12 tháng đầu tiên. 

2. Một số tác dụng phụ khi tiêm thuốc tránh thai

Ngoài tình trạng mất kinh, chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác sau khi tiêm thuốc tránh thai. Cụ thể như sau: 

Có thể bị <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/khi-bi-rong-kinh-phai-lam-sao--loi-giai-dap-chi-em-nao-cung-can-s74-n18916'  title ='rong kinh'>rong kinh</a> sau khi sử dụng thuốc tránh thai

Có thể bị rong kinh sau khi sử dụng thuốc tránh thai

- Rong kinh: Đây là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng lượng kinh nhiều hơn 80ml. Rong kinh cũng là một trong những tác dụng phụ khá phổ biến sau khi tiêm thuốc tránh thai. Tuy nhiên, chị em cũng không cần phải lo lắng quá vì tình trạng này chỉ xảy ra khi tiêm mũi đầu tiên. Sau đó, cơ thể của bạn sẽ ổn định dần và hiện tượng rong kinh sẽ không còn nữa. 

- Tăng cân: Trong thuốc tránh thai có chứa hormone progestin. Đây là một loại hormone có thể kích thích sự thèm ăn và cuối cùng là khiến cho chị em tăng cân nhanh chóng. Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng tăng 5% trọng lượng trong khoảng thời gian 6 tháng tính từ khi tiêm thuốc. Nếu tình trạng tăng cân vẫn tiếp tục kéo dài, tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và trong trường hợp cần thiết có thể chuyển sang phương pháp ngừa thai khác, phù hợp hơn. 

- Loãng xương: Một tác dụng phụ cũng khá phổ biến ở các loại thuốc tránh thai đó là giảm độ kết dính của xương, từ đó dẫn tới loãng xương. Tác dụng phụ này có thể xảy ra ở bất cứ nhóm tuổi nào nhưng chỉ xảy ra khi chị em sử dụng phương pháp này kéo dài trên 2 năm. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng ít hơn thời gian 2 năm thì tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra. Do đó, bác sĩ khuyến cáo không nên tiêm thuốc tránh thai trên 2 năm. 

- Tâm lý có nhiều thay đổi: Sau khi tiêm thuốc, chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, buồn giận vô cớ,... Sự thay đổi tâm trạng này rất giống với những phụ nữ đang trong thai kỳ. Tuy nhiên, những biểu hiện này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Trong trường hợp những tác dụng phụ này kéo dài, một số biện pháp đơn giản cũng có thể khắc phục hiệu quả. 

- Đau nhức đầu: Nếu gặp phải tác dụng phụ này, chị em chỉ cần xử lý bằng những phương pháp thông thường cũng có thể cải thiện rất hiệu quả. Ngoài nhức đầu, còn có một số triệu chứng kèm theo như đau bụng dưới, buồn nôn, cương vú,...

Có thể nói rằng, rất nhiều trường hợp phụ nữ gặp phải các tác dụng phụ sau khi tiêm thuốc tránh thai. Tuy nhiên, phần lớn những tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chị em. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu có biểu hiện bất thường nghiêm trọng sau khi tiêm, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn xử trí kịp thời. Đồng thời trước khi lựa chọn phương pháp tránh thai, chị em cần lưu ý tìm hiểu kỹ thông tin và nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia để lựa chọn phương pháp ngừa thai phù hợp với bản thân. 

3. Dừng tiêm thuốc tránh thai khoảng bao lâu thì có kinh nguyệt?

Thuốc tránh thai có tác dụng ngừa thai trong vòng 12 tuần. Ngay sau khi ngừng thuốc, một lượng nhỏ hormone vẫn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của chị em. Do đó, sau dừng thuốc thì cần khoảng vài tháng để kinh nguyệt của bạn trở lại bình thường. Tuy nhiên, để chắc chắn ngừa thai, bạn vẫn nên áp dụng một số phương pháp tránh thai khác nếu không muốn sử dụng tiêm thuốc tránh thai. 

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm thuốc tránh thai

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm thuốc tránh thai

Bác sĩ lưu ý một số đối tượng không nên sử dụng thuốc tránh thai là đối tượng mẹ bầu; phụ nữ bị ung thư vú; các trường hợp có nguy cơ bị bệnh về tim mạch, bệnh lý tuyến giáp, tăng huyết áp,...; người bị Lupus ban đỏ hệ thống; người xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường; các trường hợp xuất huyết âm đạo bất thường nhưng chưa tìm ra nguyên nhân;....

Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, bạn có thể gọi đến Hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.