Tin tức

Tiêu chảy cấp - nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng tránh

Ngày 24/05/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Sau nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy cấp là một trong những căn bệnh phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ em ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Phòng tránh căn bệnh này như thế nào?

1. Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm. Bệnh thường có các dấu hiệu như nôn, tiêu chảy, mất nước và có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Khi tiêu chảy kéo dài trên một tháng thì gọi là tiêu chảy mạn tính.

Tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ em

Tiêu chảy cấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh

  • Virus: Nguyên nhân gây bệnh có thể là do các loại virus như Norwalk, Cytomegalovirus và Hepatitis,… Ở trẻ em, virus gây bệnh chủ yếu là Rotavirus và ở người lớn là Norovirus.

  • Vi khuẩn, ký sinh trùng cũng là nguyên nhân gây bệnh. Chúng có thể có nguồn gốc từ thức ăn không hợp vệ sinh hoặc nguồn nước ô nhiễm. Thông thường, bạn sẽ bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc virus sau khi du lịch ở những nước đang phát triển.

  • Clostridium difficile: Bạn có thể bị vi khuẩn này tấn công sau khi dùng thuốc kháng sinh hoặc đang điều trị trong bệnh viện.

  • Thuốc: Thuốc kháng sinh cũng là một trong những tác nhân gây tiêu chảy cấp. Nguyên nhân là do loại thuốc này tiêu diệt cả vi khuẩn tốn và xấu làm mất cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra, thuốc điều trị ung thư hoặc thuốc kháng axit có chứa magie cũng gây ra tình trạng tương tự.

  • Không dung nạp Lactose - một loại đường có trong sữa: Nếu gặp tình trạng này, bạn thường bị tiêu chảy sau khi dùng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. 

  • Fructose: Đây là một loại đường có tác dụng làm ngọt cho đồ uống và tồn tại trong trái cây, mật ong. Một số người không tiêu hóa Fructose thì có thể bị tiêu chảy.

  • Chất ngọt nhân tạo: Thành phần này có trong các sản phẩm không đường hoặc kẹo cao su và có thể gây tiêu chảy.

  • Phẫu thuật: Nếu bạn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc bỏ bụng cũng có thể gây tiêu chảy.

Không dung nạp Lactose có trong sữa cũng có thể gây tiêu chảy cấp

Không dung nạp Lactose có trong sữa cũng có thể gây tiêu chảy cấp

Các triệu chứng cụ thể của bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp gồm 2 nhóm sau:

  • Nhóm 1: Nhóm tiêu chảy cấp xâm nhập, nguyên nhân là do ký sinh trùng hoặc viêm ruột xuất tiết. Thường sốt và đi ngoài ra máu.

  • Nhóm 2: Nhóm tiêu chảy cấp không xâm nhập cũng có biểu hiện như nhóm  nhưng phân toàn nước, ít đau bụng, nguyên nhân thường do bị virus tấn công.

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng âm ỉ, khi đi đại tiện thì càng đau

  • Nôn.

  • Nhanh sút cân.

  • Da khô, mất nước, ít đi tiểu, nước tiểu sẫm màu.

  • Chóng mặt, mệt mỏi.

Đường lây của bệnh

Nguy cơ chính của tiêu chảy cấp là do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn thông qua đường phân, miệng. Do đó, vệ sinh cơ thể sạch sẽ là điều rất quan trọng để phòng bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở những đối tượng như:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi và người già 60 tuổi trở lên.

  • Phơi nhiễm độc tố của vi khuẩn ruột.

  • Không chú trọng vệ sinh cá nhân.

  • Dùng thuốc kháng sinh một cách lạm dụng.

  • Dùng thuốc ức chế tiết axit, bệnh lý viêm dạ dày mạn.

  • Hệ miễn dịch suy giảm do HIV/AIDS, suy dinh dưỡng,…

Người lạm dụng thuốc kháng sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh

Người lạm dụng thuốc kháng sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh

2. Chẩn đoán tiêu chảy cấp

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh tật cũng như thuốc đang sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân đồng thời thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm phân, soi hậu môn và tràng sigma.

Đa số trường hợp mắc bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu đã áp dụng các biện pháp khắc phục mà vẫn không thành công sẽ được hỗ trợ bằng các phương pháp y học như:

  • Dùng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trường hợp do virus gây ra thì không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp chỉ cần áp dụng nếu bệnh nhân nôn ói, đau dạ dày do uống nhiều nước.

  • Dù uống nhiều nước có thể giúp người bệnh bù lại lượng nước đã mất nhưng lại không thể bù chất điện giải và muối. Vì vậy, có thể uống thêm nước ép trái cây nhưng một số người uống nước ép trái cây có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó, có thể dùng thêm dung dịch bù nước uống.

  • Thay thuốc kháng sinh bằng các loại thuốc khác nếu nguyên nhân gây bệnh là do thuốc kháng sinh.

3. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Để phòng bệnh, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau.

Cách phòng bệnh mỗi ngày

  • Rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Mỗi lần rửa ít nhất 20 giây. Ngoài ra, sau khi xử lý thịt/cá sống, sau khi đi vệ sinh, thay tã em bé hoặc sau khi ho, hắt hơi cũng cần rửa tay sạch sẽ.

  • Nếu không tiện rửa tay, bạn có thể dùng chất khử trùng chứa ít nhất 60% cồn để khử trùng tay.

  • Tiêm phòng Rotavirus cho trẻ sơ sinh.

Phòng bệnh khi đi xa

Khi đi du lịch hay di chuyển đến một địa điểm mới, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ như:

  • Cẩn trọng về thức ăn. Chỉ ăn chín uống sôi, tránh ăn rau sống, trái cây hoặc chỉ nên ăn trái cây nếu tự tay bạn bóc. Hạn chế các thực phẩm từ sữa, thịt sống, thịt tái,…

  • Chỉ uống các loại nước ngọt, nước đóng chai, bia, rượu nếu chúng được chứa trong thùng chứa ban đầu. Không nên dùng nước máy hay đá viên tại địa điểm đó, ngay cả khi bạn đánh răng cũng nên dùng nước đóng chai và không nên mở miệng khi tắm.

  • Chỉ nên uống các đồ uống làm bằng nước đun sôi như cà phê, trà.

  • Nếu bạn có hệ miễn dịch yếu nhưng phải đi xa, trước khi đi hãy hỏi bác sĩ về thuốc kháng sinh.

  • Nên kiểm tra trên các kênh truyền thông về cảnh báo dịch bệnh tại địa điểm đó.

Kiểm tra các cảnh báo dịch bệnh tại điểm đến trước khi đi

Kiểm tra các cảnh báo dịch bệnh tại điểm đến trước khi đi

Để chẩn đoán tiêu chảy cấp, bạn có thể lựa chọn khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chuyên khoa có sự phát triển gắn liền với sự phát triển của Bệnh viện. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao trực tiếp thăm khám, cùng trang thiết bị hiện đại, đặc biệt phải kể đến 4 dàn máy CV 170 - một trong các hệ thống nội soi hiện đại nhất hiện nay,... sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân gặp phải và đưa ra hướng điều trị tích cực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, MEDLATEC cũng là bệnh viện đầu tiên trên cả nước đạt được hai loại chứng chỉ về chất lượng Phòng xét nghiệm, bao gồm chứng chỉ ISO 15189:2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép và chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Như vậy, người dân có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như tính chính xác khi thực hiện các xét nghiệm kiểm tra tại MEDLATEC.

Đặc biệt, Bệnh viện còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi giúp khách hàng tiết kiệm về thời gian, công sức. Chi phí thực hiện được áp dụng theo bảng giá niêm yết tại bệnh viện, khách hàng chỉ cần trả thêm 10 ngàn đồng cho chi phí đi lại.

Để đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc xét nghiệm tại nhà nhanh chóng, bạn có thể liên lạc với tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.