Tin tức
Tìm hiểu về chỉ số T3 và cần làm gì khi chỉ số T3 bất thường
- 24/12/2024 | Suy tuyến giáp có nguy hiểm không, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị như nào?
- 27/12/2024 | Ăn nhiều nhưng vẫn gầy sụt cân, nữ bệnh nhân bàng hoàng khi phát hiện bệnh lý tuyến giáp ngu...
- 30/12/2024 | Bệnh suy giáp là thiếu chất gì? Hướng dẫn cách bổ sung đúng cách
- 02/01/2025 | Levothyrox 100µg điều trị bệnh lý tuyến giáp nhưng cần lưu ý khi dùng
- 05/01/2025 | Phẫu thuật mở sụn giáp trong điều trị ung thư dây thanh quản: Quy trình thực hiện và hiệu qu...
1. Chỉ số T3 là gì?
T3 hay còn được biết đến với tên gọi Triiodothyronine. Đây là một loại hormone tổng hợp bởi tuyến giáp, bên cạnh T4. Cả T3 và T4 đều hỗ trợ sự phát triển của cơ thể cũng như hoạt động chuyển hóa, trao đổi chất giữa từng tế bào. Phần lớn T3 đều tồn tại theo dạng liên kết cùng Protein, thành phần tự do chiếm tỉ lệ nhỏ trong lưu thông máu.
T3 hay Triiodothyronine là một loại hormone tổng hợp bởi tuyến giáp
Để xác định hàm lượng T3 toàn phần, tự do hay T3 đảo ngược, bác sĩ cần dựa vào xét nghiệm T3. Cụ thể là 3 loại hình xét nghiệm cơ bản dưới đây:
- Xét nghiệm T3 toàn phần: Xác định lượng hormone T3 trong máu. Trong đó gồm cả lượng T3 gắn kết cùng Protein và T3 không gắn kết cùng Protein (còn gọi là T3 tự do hay FT3). Phần lớn T3 được tạo thành khi tách 1 iod khỏi T4.
- Xét nghiệm T3 tự do: Viết tắt là FT3 (Free triiodothyronine), đây là dạng không gắn protein.
- Xét nghiệm RT3 hay T3 đảo ngược: Không thường xuyên được áp dụng. T3 phân tích ở đây là dạng T3 không hoạt động, thường được tiết ra trong thời kỳ cơ thể bị căng thẳng. Xét nghiệm T3 đảo ngược có thể kiểm tra tuyến giáp bị mất cân bằng hormone hay không.
Sự thay đổi của hormone T3, T4 phản ánh nhiều điều về tình trạng tuyến giáp. Dựa vào sự biến động về hàm lượng của hai loại hormone này, bác sĩ có thể kiểm tra chức năng tuyến giáp và phát hiện tình trạng rối loạn liên quan đến cơ quan này.
2. Giới hạn bình thường của chỉ số T3
Giới hạn bình thường của chỉ số T3 toàn phần và T3 tự do được xác định như sau:
- T3 toàn phần: Trung bình từ 1.3 đến 3.1 nmol/L.
- T3 tự do: Trung bình từ 3.1 đến 6.8 pmol/L.
Nếu T3 cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình, khả năng cao cơ thể đang mắc bệnh lý về tuyến giáp.
3. Sự biến động tăng, giảm của chỉ số T3 phản ánh điều gì?
3.1. Khi T3 tăng
T3 tăng là một trong những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang gặp vấn đề. Theo đó, đây có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý như:
- Hội chứng cường giáp.
- Bệnh Basedow.
- Tuyến giáp bị viêm.
- Bệnh lý về nhiễm độc tuyến giáp.
Chỉ số T3 tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng cường giáp
Tuy nhiên cần lưu ý rằng T3 có xu hướng tăng cao ở một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, phụ nữ hay dùng thuốc tránh thai, người mắc bệnh lý về gan. Ngoài ra, khi dùng thuốc chứa thành phần Estrogen, Androgen, Estrogen, hormone T3 cũng dễ tăng lên.
3.2. Khi T3 giảm
Tình trạng T3 giảm xuống thấp thường xảy ra ở người bị suy giáp. Bên cạnh đó, khi bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi dài ngày,... lượng hormone T3 cũng có xu hướng giảm. Đây có thể là sự đáp ứng thích nghi của cơ thể với tình trạng bệnh lý, vì vậy điều trị hormon giáp có thể không mang lại lợi ích cho người bệnh.
T3 giảm thường có xảy ra ở người bị suy giáp
4. Khi nào cần làm xét nghiệm T3?
Xét nghiệm T3 chủ yếu được chỉ định cho người có nguy cơ mắc bệnh lý về tuyến giáp. Theo đó, thông qua thăm khám lâm sàng, kiểm tra triệu chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm T3 nếu cần thiết. Thực tế, loại xét nghiệm này thường được chỉ định cho đối tượng đã biểu hiện triệu chứng cảnh báo tình trạng rối loạn tuyến giáp như:
- Khó nuốt, cảm giác như vướng vật gì đó trong cổ gây đau khi nhai đồ ăn, uống nước.
- Giọng nói thay đổi, khàn tiếng.
- Cân nặng bỗng sụt giảm không rõ nguyên do.
- Toát mồ hôi trong lúc ngủ, cơ thể vẫn đổ mồ hôi ngay cả khi trong phòng đang bật điều hòa.
- Nhiệt độ cơ thể có xu hướng thay đổi bất ngờ, cảm giác nóng bừng, hoặc cảm giác sợ lạnh.
- Rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy hoặc táo bón có thể gặp trong rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Da bị khô, xuất hiện phù nề.
- Tim đập nhanh, hay cảm thấy lo âu.
- Hai bàn tay bị run.
- Hơi cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ.
- Suy nhược cơ thể.
- Tóc và móng dễ bị gãy rụng.
- Da mỏng dần.
- Kinh nguyệt bị rối loạn ở nữ.
Khi nhận thấy cơ thể biểu hiện những triệu chứng trên, bạn tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, chỉ định xét nghiệm cần thiết.
Khi cảm thấy những triệu chứng khác thường ở vùng cổ họng, bạn nên đi thăm khám sớm
Tuy vậy, để chẩn đoán bệnh lý về tuyến giáp, bác sĩ không chỉ dựa vào xét nghiệm T3 mà còn phải kết hợp thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm T4, TSH. Bởi sự biến động của hormone T3, T4 và TSH là cơ sở quan trọng hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán tổng quan, xác định bệnh lý về tuyến giáp.
Bên cạnh xét nghiệm T3, T4 và TSH, bệnh nhân đôi khi còn được chỉ định siêu âm tuyến giáp, chọc tế bào tuyến giáp (đối tượng có khả năng bị u ác tính),... Dựa vào kiểm tra lâm sàng kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
5. Một vài lưu ý trước khi làm xét nghiệm T3
Trước khi được lấy mẫu xét nghiệm T3, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng, bệnh lý đang điều trị. Bởi trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần tạm ngừng sử dụng một vài loại thuốc để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Thuốc chứa thành phần nội tiết tố dễ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm kiểm tra T3
Trong đó, thuốc Steroid, thuốc tránh thai, thuốc chứa thành phần nội tiết tố (Androgen và Estrogen), thuốc điều trị bệnh lý về tuyến giáp,... có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm kiểm tra chỉ số T3.
Ngoài ra nếu đang mắc bệnh lý cấp tính, kết quả xét nghiệm T3 cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, xét nghiệm có thể được trì hoãn cho đến khi bệnh nhân bình phục.
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm kiểm tra chỉ số T3 luôn chính xác, bạn nên lựa chọn thực hiện tại các địa chỉ y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhân viên y tế được đào tạo bài bản và cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu. Hệ thống Y tế MEDLATEC với kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó. Không chỉ là nơi quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao tặng chứng chỉ CAP.
Không chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại viện, MEDLATEC còn có dịch vụ xét nghiệm tận nơi chất lượng và tiện lợi để quý khách lựa chọn.
Rất hy vọng từ chia sẻ phân tích của MEDLATEC, bạn đọc đã hiểu hơn về chỉ số T3. Nếu cần đặt lịch khám hoặc lịch xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ đến hotline tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!