Tin tức
Tìm hiểu về thành phần và chức năng của huyết tương
- 04/02/2020 | Các nguyên nhân của sự tăng mức độ troponin huyết tương ngoài hội chứng mạch vành cấp
- 06/10/2020 | Renin huyết tương tăng cao ở trẻ, một chỉ số không nên bỏ qua
- 15/11/2020 | Việc truyền huyết tương áp dụng trong những trường hợp nào?
1. Huyết tương là gì - Bạn có biết?
Huyết tương là chất dịch trong suốt, màu vàng nhạt, chiếm tới khoảng 65% máu trong cơ thể và là thành phần cực kì quan trọng của máu. Huyết tương thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của cơ thể. Cụ thể như xa bữa ăn huyết sẽ trong và vàng hơn; ngược lại sẽ đục hơn ngay sau bữa ăn.
Huyết tương khi được tách khỏi cơ thể
2. Thành phần có trong huyết tương
Huyết tương chứa 90% là nước, còn lại là các thành phần hòa tan như protein, các thành phần hữu cơ khác.
Protein huyết tương
Có 3 loại protein huyết tương quan trọng: Albumin, Globulin, Fibrinogen chiếm khoảng 7% thể tích huyết tương.
-
Albumin: đây là loại protein phổ biến nhất trong huyết tương, tạo áp lực keo máu. Các chất không hòa tan hoặc hòa tan một phần sẽ được vận chuyển trong huyết tương nhờ loại protein này.
-
Globulin: là gia đình của các protein hình cầu như gamma, Alpha, beta. Loại protein này tồn tại ở nhiều kích thước khác nhau, được sản xuất bởi gan, một số khác từ hệ miễn dịch.
-
Fibrinogen: loại protein được tạo ra bởi gan. Các cục máu đông được hình thành nhờ Fibrinogen giúp làm tắc mạch máu, giúp cơ thể cầm máu khi bị thương.
Cấu trúc của huyết tương Albumin
Các hợp chất hữu cơ và các thành phần vô cơ
Được chia làm 2 loại: hợp chất chứa nitro (ure, acid amin, amoniac, creatinin) và hợp chất không chứa nitro (cholesterol, phospholipid, acid lactic).
Các thành phần vô cơ tồn tại ở dạng ion với 2 loại: cation và anion. Các chất vô cơ này tham gia hầu hết trong các hoạt động của cấp tế bào, điều hòa thẩm thấu và độ PH trong cơ thể.
Trong huyết tương còn chứa các hợp chất hữu cơ và các thành phần vô cơ
3. Chức năng
Cung cấp dinh dưỡng
Các acid béo trong huyết tương cũng là nguồn tạo nên các lipid. Nhờ đó mà huyết tương hoạt động như nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các mô tế bào bất cứ khi nào cần thiết. Ngoài ra, Cholesterol có trong hợp chất không chứa Nitơ của huyết tương góp phần tổng hợp nên hormon của các tuyến sinh dục và thượng thận và cũng góp phần tạo nên túi mật.
Tạo áp suất thẩm thấu và cân bằng nước
Như đã biết thành phần của huyết tương là Albumin - tạo áp suất thẩm thấu khoảng 25 mm Hg. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng lượng nước thích hợp giữa các mô và máu. Albumin chịu trách nhiệm chính cho chức năng này vì trọng lượng phân tử của loại protein này thấp và có số lượng chiếm ưu thế hơn so với các loại protein khác.
Đây cũng là câu trả lời cho nguyên nhân vì sao cơ thể của người có vấn đề về thận thường có biểu hiện phù nề bởi bệnh về thận khiến họ mất đi protein albumin, lượng nước vượt quá mức cho phép sẽ di chuyển đến các mô làm các mô trương phình.
Chức năng vận chuyển
Một trong những chức năng quan trọng nhất của protein huyết tương là vận chuyển lipid và các chất hòa tan trong lipid trong cơ thể.
Magie, Canxi, một số loại thuốc, vitamin, cùng một số cation và anion được vận chuyển bằng albumin huyết tương.
Đông máu
Albumin và fibrinogen là protein quan trọng có trong thành phần của huyết tương. Trong đó albumin đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì sự cân bằng của chất lỏng hay còn được gọi là là áp suất oncotic, trong máu. Đây là yếu tố giữ cho chất lỏng phân định khu vực rõ ràng và không chảy vào các vùng khác trên cơ thể.
Fibrinogen - thành phần không thể thiếu trong quá trình đông máu. Nếu con người bị mất máu do bị thương, lượng fibrinogen và huyết tương của họ cũng mất đi. Máu khó đông và chảy liên tục dẫn đến mất máu. Nếu không có fibrinogen, chúng ta có thể bị cạn kiệt máu đến mức nguy hiểm tính mạng chỉ với một vết đứt nhỏ trên cơ thể.
Cục máu đông được hình thành khi chúng ta bị đứt tay
Cung cấp chất điện giải
Natri, kali, clo, magie và canxi là các chất điện giải cần thiết và giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể chúng ta có thể gặp rắc rối lớn như nhịp tim không ổn định, cơ yếu, thường xuyên co giật nếu thiếu các chất điện giải này.
Chức năng miễn dịch
Gamma globulin có trong huyết tương có chức năng miễn dịch, giúp chống lại các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng cơ thể.
4. Có nên hiến hiến tặng huyết tương?
Việc mất nhiều máu do tai nạn hay rủi ro trong cuộc sống khiến con người mất máu, huyết tương theo đó cũng mất đi. Vì vậy, việc hiến tặng huyết tương là thật sự cần thiết và được xem như một nghĩa cử cao đẹp. Quá trình hiến tặng không ảnh hưởng đến sức khỏe chủ thể, và chỉ sau 28 ngày, cơ thể người hiến có thể phục hồi như bình thường. Mỗi cơ sở y tế, bệnh viện sẽ có cách tiếp nhận huyết tương khác nhau nhưng vấn đề an toàn cho người bệnh và người hiến tặng luôn được đặt lên hàng đầu.
Hiến tặng huyết tương là một nghĩa cử cao đẹp
Cơ thể của chúng ta luôn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu, mỗi cơ quan hay thành phần nhỏ trong cơ thể đều mang một chức năng quan trọng riêng mà nếu thiếu đi sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể con người. Với những kiến thức chúng tôi mang lại từ bài viết, hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức bổ ích, hiểu hơn về thành phần và những chức năng quan trọng đối với cơ thể của huyết tương.
Ngoài các thông tin được chia sẻ, bạn đọc có thể tìm đọc các bài viết khác trên website medlatec.vn để tiếp tục bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích khác trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!