Tin tức
Tìm vi khuẩn trong phân - Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán vi khuẩn
- 16/04/2020 | Cấy phân giúp ích gì trong việc chẩn đoán những bệnh lý đường tiêu hóa?
- 03/04/2020 | Mẹ cần lưu ý gì khi xét nghiệm phân cho bé?
- 07/04/2020 | Giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm máu ẩn trong phân
1. Xét nghiệm tìm vi khuẩn trong phân là gì?
Xét nghiệm tìm vi khuẩn trong phân là một xét nghiệm không thể thiếu trong thăm dò các bệnh nhân bị rối loạn phân: tiêu chảy, phân máu, phân bất thường,... thường sẽ kết hợp với các xét nghiệm tìm hồng cầu, bạch cầu trong phân và tìm ký sinh trùng để bao quát các nguyên nhân gây bệnh được tốt nhất.
Xét nghiệm được dùng để xác định các tác nhân gây bệnh của viêm dạ dày ruột nhiễm trùng. Ngoài ra xét nghiệm còn hỗ trợ trong việc theo dõi hiệu quả điều trị của kháng sinh.
Xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán tình trạng tiêu chảy nghi do nhiễm trùng.
2. Các mầm bệnh thường tìm thấy trong xét nghiệm tìm vi khuẩn trong phân
2.1. Vi khuẩn
Các vi khuẩn thường tìm thấy trong người bệnh bị tiêu chảy là Salmonella, Shigella, Campylobacter, Yersinia enterocolitica, Escherichia Coli, Clostridium difficile, phẩy khuẩn tả,...
Salmonella có thể chia làm 2 loại là typhi và para typhi.
-
Salmonella typhi: Salmonella gây ra bệnh thương hàn, với các triệu chứng tại đường tiêu hóa và toàn thân: sốt cao, đau bụng, tiêu chảy. Bệnh gây ra tình trạng nhiễm khuẩn huyết với mức độ nặng nề. Nếu như bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.
Hình 1: Vi khuẩn Salmonella
Shigella: là vi khuẩn gây ra bệnh lỵ trực trùng, với các triệu chứng tiêu biểu: đau bụng, mót rặn và đi ngoài nhầy máu.
Campylobacter: Bao gồm các loại Campylobacter fetus, Campylobacter lari dis, coli và jejuni.
-
Campylobacter fetus ít gây tiêu chảy mà thường gây ra nhiễm khuẩn huyết (chủ yếu ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch).
-
Campylobacter lari dis, coli và jejuni gây ra tiêu chảy kèm phân máu, hiếm gặp tình trạng nhiễm khuẩn huyết.
Yersinia enterocolitica: có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy, hội chứng giả viêm ruột thừa, hồng ban nút và đôi khi gây viêm đa khớp ở những người mang kháng nguyên HLA B27.
Thịt lợn vừa là ổ chứa vi khuẩn đồng thời cũng là vecto lan truyền bệnh.
Escherichia Coli (E.Coli) gây bệnh:
-
E.Coli là vi khuẩn cộng sinh chiếm ưu thế nhất tại ruột. Tuy nhiên có một số chủng của vi khuẩn này gây ra một số bệnh tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm:
E.Coli sinh độc tố ruột.
E.Coli gây kết dính, xâm nhập đường ruột.
E.Coli xâm nhập lan tỏa,...
Hình 2: Vi khuẩn E.Coli
Clostridium difficile: là nguyên nhân gây tiêu chảy và các viêm đại tràng màng giả chủ yếu thấy ở những người bệnh được điều trị bằng penicillin, cephalosporin, lincomycin, clindamycin. Người ta có thể phát hiện được Clostridium difficile trực tiếp trong phân nhờ các môi trường chọn lọc hoặc là độc tố của Clostridium difficile trong nuôi cấy mô.
Phẩy khuẩn tả: sản xuất ra độc tố là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nặng cho người bệnh. Có thể tìm thấy phẩy khuẩn trong xét nghiệm tìm vi khuẩn trong phân.
2.2. Virus
Rotavirus gây các bệnh viêm ruột mùa đông nhất là ở trẻ em dưới 3 tuổi. Mầm bệnh này được phát hiện bằng phương pháp miễn dịch trong phân (tìm kháng nguyên virus).
Adenovirus cũng gây ra bệnh viêm ruột ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra còn một số virus thuộc nhóm enterovirus cũng gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Hình 3: Rotavirus
2.3. Ký sinh trùng
Có rất nhiều loại ký sinh trùng gây ra các bệnh lý tại đường tiêu hóa: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, các đơn bào amip, các loại sán,... Các vi sinh vật này có thể xâm nhập vào niêm mạc ruột và gây ra các biểu hiện lâm sàng nhất là ở trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Nó gây ra tiêu chảy, đau bụng,...
Việc chẩn đoán cơ thể nhiễm loại ký sinh trùng nào dựa vào việc phát hiện chúng trong mẫu phân tươi, sau khi nhuộm bằng iod.
Hình 4: Ký sinh trùng lỵ amip
3. Xét nghiệm tìm vi khuẩn trong phân được thực hiện như thế nào?
Mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm tìm vi khuẩn trong phân là phân tươi. Không cần yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước khi lấy phân.
Bởi vì trong phân luôn có một lượng vi khuẩn cho nên cần hướng dẫn người bệnh cách lấy để tránh gây nhiễm bẩn thêm và tránh việc phân lẫn với nước tiểu.
Mẫu phân tươi được lấy vào lọ vô khuẩn, cần lấy những phần phân bất thường nhất như nhầy, mủ,... Mẫu phân sau khi lấy xong cần được chuyển ngay về phòng xét nghiệm.
Việc sử dụng một số thuốc như kháng sinh, barium, bismuth có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Vì vậy khi đến thăm khám bạn cần cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể định hướng được phương pháp theo dõi điều trị.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một đơn vị tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực khám sức khỏe. Với hơn 24 năm kinh nghiệm hoạt động dưới sự dẫn dắt của đội ngũ chuyên gia đầu ngành và hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại đạt chuẩn quốc tế, bệnh viện đã tổ chức thăm khám, xét nghiệm cho hàng triệu lượt khách hàng.
Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC được trang bị hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các nước Thụy Sỹ, Mỹ, Nhật Bản,... và thực hiện các xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Các chuyên gia, các bác sĩ và kỹ thuật viên luôn đảm bảo các xét nghiệm được thực hiện nhanh chóng và có kết quả chính xác.
Bệnh viện tổ chức khám chữa bệnh đa khoa theo tuyến bảo hiểm hoặc khám dịch vụ theo yêu cầu, phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.
Hơn hết Bệnh viện còn là đơn vị tiên phong trong dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng có nhu cầu xét nghiệm kiểm tra sức khỏe nhưng chưa sắp xếp được thời gian đến trực tiếp bệnh viện.
Hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám cũng như lịch lấy mẫu nhanh chóng, thuận tiện nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!