Tin tức

Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số và những điều cần lưu ý

Ngày 08/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nhiều người nghĩ rằng, xét nghiệm nước tiểu chỉ có thể chẩn đoán bệnh về đường tiết niệu. Tuy nhiên, quan điểm này chưa đúng. Các chỉ số nước tiểu còn có thể mang lại nhiều giá trị hơn thế. Cùng tìm hiểu về tổng phân tích nước tiểu 10 thông số và những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Tìm hiểu tổng phân tích nước tiểu 10 thông số

Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số mang nhiều giá trị trong chẩn đoán bệnh, cụ thể như sau:

- Glucose (GLU): Đây là chỉ số về lượng đường trong nước tiểu. Chỉ số Glucose bình thường khi nằm trong khoảng từ 0 đến 0,8 mmol/l. Nếu chỉ số này tăng cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép nêu trên thì được coi là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hay tình trạng rối loạn dung nạp đường. Ngoài ra, nồng độ glucose tăng cao còn xảy ra ở những trường hợp mắc bệnh ống thận, viêm tụy,...

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh

- Ketone (KET): Đây là hợp chất thường không xuất hiện trong nước tiểu. Trong trường hợp có mặt trong nước tiểu thì cũng thường chỉ có một lượng nhỏ. Nếu chỉ số KET trong nước tiểu tăng cao thì có thể do người bệnh bị thiếu dinh dưỡng, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, người bị cường giáp hay lạm dụng insulin,..

- Bilirubin (BIL): Đây là sản phẩm được tạo ra từ quá trình phân hủy hemoglobin tại gan. Sau đó, Bilirubin sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Chỉ số BIL được đánh giá là bình thường khi nằm trong khoảng 0,4 - 0,8 mg/dL.

Trường hợp BIL tăng cao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như bệnh viêm gan do virus, xơ gan, tình trạng sỏi mật, ung thư tụy hay một số trường hợp ngộ độc do dùng thuốc,...

- Tỷ trọng nước tiểu (hay còn được gọi là chỉ số SG)

Đây là chỉ số giúp kiểm tra độ cân bằng thể dịch của cơ thể. Nếu chỉ số này nằm trong giới hạn từ 1,005 - 1,025 thì được đánh giá là an toàn. Chỉ số này thường bị giảm ở những trường hợp uống quá nhiều nước hay đang sử dụng thuốc lợi tiểu. Ngược lại, chỉ số này tăng trong trường hợp đang gặp vấn đề về cô đặc nước tiểu. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh về gan, bệnh tiểu đường, tiêu chảy, hoặc nhiễm khuẩn,.... cũng là những nguyên nhân dẫn đến thay đổi chỉ số SG.

- Độ pH của nước tiểu: Chỉ số này giúp đánh giá mối tương quan giữa kiềm và axit trong nước tiểu. Thông qua đó, có thể chẩn đoán những vấn đề bất thường về cơ quan đường tiết niệu. Chỉ số này cân bằng khi nằm trong khoảng 6 - 7,5.

Nếu độ pH quá thấp so với mức tiêu chuẩn, người bệnh có thể đang bị nhiễm trùng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường ở thận. Tuy nhiên, để có thể đưa ra kết luận chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.

- Chỉ số hồng cầu niệu (BLD)

Chỉ số này được cho là bình thường khi nằm trong khoảng 0,015 - 0,062 mg/dL. Nếu chỉ số này tăng cao thì có thể là do bệnh sỏi thận, xuất huyết bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường như nước tiểu lẫn máu,...

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện nhiễm trùng đường tiểu

Chỉ số xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện nhiễm trùng đường tiểu

- Protein (PRO): Bình thường trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít protein. Chỉ số PRO an toàn khi nằm trong mức từ 0,075 đến 0,1 g/L. Do đó, chỉ số này tăng cao được coi là dấu hiệu bệnh lý. Cụ thể, một số trường hợp dễ bị tăng chỉ số PRO là các trường hợp mắc những bệnh lý về thận, bệnh huyết áp cao, các bệnh về tim mạch hoặc bệnh tiểu đường,...

- Nitrite (NIT): Chỉ số này xuất hiện ở những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Chỉ số này an toàn khi nằm trong mức 0,05 - 0,1 mg/dL. Nếu người bệnh xuất hiện một số triệu chứng bất thường như đau khi tiểu, nước tiểu có mùi, nóng rát, tiểu ra máu,... thì sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm này.

- Chỉ số Urobilinogen (UBG): Là sản phẩm của quá trình vi khuẩn đường ruột phân hủy bilirubin. Chỉ số này an toàn khi nằm trong khoảng từ 0,2 - 1,0 mg/dL. Khi UBG bất thường thì có thể do người bệnh đang mắc một bệnh lý nào đó về gan.

Những trường hợp thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số UBG là những người có triệu chứng đau bụng, ớn lạnh, vàng mắt và da, đau bụng, nước tiểu sậm màu,...

- Bạch cầu (LEU): Chỉ số này được đánh giá là bình thường khi đạt từ 10-25 tế bào/μL. Nếu chỉ số này tăng cao, người bệnh có thể đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài những bất thường về chỉ số bạch cầu, bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, nước tiểu có lẫn máu, có mùi hôi, đau khi tiểu, bí tiểu, tiểu rắt,...

2. Những lưu ý trước khi xét nghiệm

Để đảm bảo kết quả chính xác, trước khi xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Kiêng các thực phẩm dễ khiến cho màu sắc của nước tiểu thay đổi.

Không nên ăn các thực phẩm làm đổi màu nước tiểu trước khi xét nghiệm

Không nên ăn các thực phẩm làm đổi màu nước tiểu trước khi xét nghiệm

- Tùy từng danh mục xét nghiệm cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định có cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm hay không.

- Nếu đang trong ngày “đèn đỏ” thì bạn không nên xét nghiệm nước tiểu vì máu kinh lẫn trong nước tiểu sẽ khiến kết quả xét nghiệm không thể chính xác.

- Nếu đang uống thuốc trị bệnh, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn chi tiết về việc tiếp tục uống hay dừng thuốc trước khi làm xét nghiệm.

- Trước khi lấy mẫu, cần rửa tay và vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

- Lấy nước tiểu giữa dòng và chỉ lấy lượng cần thiết để thực hiện xét nghiệm.

Quý khách hàng nên lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm

Quý khách hàng nên lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm

Hiện nay, Hệ thống Y MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia đầu ngành và hệ thống máy móc hiện đại chính là đơn vị đáng tin cậy trong lĩnh vực xét nghiệm chẩn đoán bệnh. MEDLATEC cung cấp hàng nghìn dịch vụ xét nghiệm, trong đó bao gồm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số.

MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và tiêu chuẩn CAP được cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Do đó, các xét nghiệm tại đây được thực hiện theo đúng quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo độ chính xác cao.

Để được đăng ký đặt lịch xét nghiệm, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ