Tin tức
Trẻ bị cúm A khi nào cần đến bệnh viện?
- 12/12/2022 | Xét nghiệm cúm A Cần Thơ nên thực hiện ở đâu?
- 26/11/2022 | Xét nghiệm cúm A Bắc Ninh nên thực hiện ở đâu?
- 23/02/2023 | MEDLATEC - giải pháp cho lựa chọn xét nghiệm cúm A Hưng Yên
1. Tổng quan về bệnh cúm A
Cúm A nằm trong danh sách những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, xuất hiện khi thời tiết đang giao mùa nhất là mùa đông xuân. Các chủng cúm A phổ biến thường hoành hành trong thời điểm dịch là A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9.
Virus cúm A có thể tồn tại trên các bề mặt vật dụng lên đến 48 giờ đồng hồ, ngay cả trong điều kiện bị đóng băng nó cũng sống sót được trong vài năm, ở mức nhiệt 4 độ C loại virus này còn có thể sống được ít nhất 35 ngày nhưng sẽ chết ở mức nhiệt 60 độ C trong 30 phút. Để loại bỏ virus cúm A trên các bề mặt, chúng ta có thể sử dụng những chất tẩy rửa có chứa thành phần iodine, formalin. Virus cúm A có một khả năng đặc biệt là tự thay đổi các kháng nguyên của nó để tạo thành các chủng gây bệnh mới.
Các triệu chứng của bệnh cúm A
Về con đường lây lan thì virus cúm A có thể lây qua không khí, khi bệnh nhân nói chuyện, ho, hắt hơi,... sẽ làm bắn các dịch tiết ra ngoài môi trường. Người xung quanh khi hít phải các giọt bắn này sẽ bị lây bệnh. Bên cạnh đó nếu các giọt bắn chứa virus tồn tại trên bề mặt các vật dụng thì cũng có thể gây bệnh cho người chạm phải nó và đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Chính vì tốc độ lây nhiễm rất nhanh, khả năng sống sót dẻo dai và thời gian ủ bệnh ngắn nên cúm A đã từng là nỗi ám ảnh của nhân loại trong quá khứ khi trực tiếp gây ra các đại dịch chết chóc ở nhiều quốc gia trên thế giới.
2. Trẻ mắc cúm A khi nào cần đến bệnh viện?
Ban đầu khi bị nhiễm virus cúm A trẻ sẽ có các triệu chứng tương tự như khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thông thường khác. Cụ thể:
-
Trẻ sẽ bị sốt;
-
Ho, sổ mũi, hắt hơi, đau họng (có thể bị xung huyết);
-
Chán ăn, hay quấy khóc, mệt mỏi;
-
Đau đầu;
-
Đau nhức mắt và sợ ánh sáng;
-
Đau cơ, nhức mỏi cơ thể nhất là phần chân và lưng.
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến triệu chứng sốt ở trẻ. Trẻ khi mắc cúm A thường sốt rất cao (từ 39 - 40 độ C). Nếu trẻ liên tục sốt cao như vậy và khó hạ mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay vì nguy cơ co giật do sốt ở trẻ là rất cao (thường từ 40 độ C trở lên). Khi bị co giật trẻ sẽ bị mất cảm giác ở tay chân, miệng, tăng trương lực cơ thân mình.
Một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị nhiễm cúm A các gia đình nên hết sức lưu ý đó là: viêm tai giữa, hen phế quản kịch phát, viêm cơ tim, viêm phổi, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Hoặc đối với những trẻ có cơ địa đặc biệt như mắc bệnh tim phải dùng aspirin thường xuyên thì virus cũng có thể tương tác gây tổn thương gan và não, hội chứng Reye ở trẻ. Những trường hợp trẻ bị tử vong do cúm A phần lớn xảy ra ở những trẻ mắc bệnh mạn tính như hen, tim mạch, béo phì, COPD, bệnh bẩm sinh, suy giảm miễn dịch.
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các triệu chứng cúm ở trẻ
Vậy trẻ bị cúm A khi nào cần đến bệnh viện? Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa trẻ nhập viện càng sớm càng tốt:
-
Thường xuyên nôn trớ;
-
Da mặt xanh xao, môi tái nhợt;
-
Khó thở, thở rút ngực, thở nhanh;
-
Bỏ bú, tri giác thay đổi, ngủ li bì khó đánh thức;
-
Đau ngực, sốt cao khó hạ;
-
Bị co giật;
-
Tiểu ít, hoặc trong vòng 8 giờ không có nước tiểu.
Khi trẻ bị cúm A cha mẹ cần theo dõi các diễn biến triệu chứng ở trẻ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc, nhất là các thuốc kháng virus (đơn cử là Tamiflu) mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
3. Cách điều trị cúm A ở trẻ em
Nếu được điều trị sớm và đúng cách, phần lớn trẻ mắc cúm A sẽ bình phục sau 7 - 10 ngày. Nếu chỉ bị nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, trừ những trường hợp diễn biến nặng thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị chuyên sâu.
3.1. Đối với điều trị tại nhà
Khi được chỉ định điều trị cúm A tại nhà cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Cụ thể:
-
Bé cần được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc;
-
Chỉ nên lau người cho bé bằng nước ấm;
-
Vệ sinh đường thở cho bé bằng nước muối sinh lý chuyên dụng để giúp bé dễ thở hơn;
-
Tăng cường cho trẻ bú sữa (đối với trẻ chưa ăn dặm), kết hợp thêm nước ấm, nước trái cây ở những trẻ lớn hơn;
-
Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng đúng cách. Điều này sẽ giúp tăng sức đề kháng để bảo vệ bé trước virus cúm A;
-
Không tự ý dùng thuốc ngoài đơn kê của bác sĩ;
-
Nên để trẻ mặc quần áo có chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi;
-
Tránh lây nhiễm chéo trong nhà bằng cách cho trẻ sinh hoạt tại một phòng giêng thông thoáng. Người chăm sóc bé cũng cần áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm.
Các bậc phụ huynh cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc trẻ khi cho trẻ điều trị tại nhà
Nếu sau khi đã áp dụng những biện pháp trên nhưng triệu chứng bệnh vẫn không được cải thiện sau 7 ngày thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay.
3.2. Trường hợp điều trị tại viện
Như đã đề cập, ở những trẻ có dấu hiệu diễn biến nặng, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, dùng loại thuốc phù hợp. Cha mẹ cần cho bé dùng đúng loại thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, không được tự ý bỏ thuốc hay đổi thuốc khác tránh rủi ro xấu xảy ra.
Có thể nói cúm A không phải là một bệnh lý tầm thường và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó mỗi gia đình hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cúm A, ví dụ như cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng và thực hiện tốt các thói quen sinh hoạt.
Nếu cha mẹ còn đang nghi ngờ trẻ bị nhiễm cúm A và băn khoăn không biết nên cho trẻ xét nghiệm ở đâu thì hãy lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Khi thăm khám tại MEDLATEC, khách hàng sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, dịch vụ y tế chuyên nghiệp với hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, đặc biệt là Trung tâm Xét nghiệm đạt song song 2 chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP sẽ mang lại kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác.
Đối với xét nghiệm cúm A và nhiều loại bệnh lý khác, MEDLATEC còn áp dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vô cùng thuận tiện. Điều này không những giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại mà còn tránh được nguy cơ lây nhiễm chéo khi xét nghiệm trực tiếp tại viện. Quý Khách hàng có thể đăng ký qua tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi hoặc thăm khám tại các phòng khám, Bệnh viện trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!