Tin tức

Trẻ sơ sinh hay bị trớ: Ba mẹ nên làm gì?

Ngày 31/05/2023
Trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng khá phổ biến. Thế nhưng, hầu hết ba mẹ đều cảm thấy bất an, lo lắng trước tình trạng này. Vậy phải làm sao khi trẻ sơ sinh hay bị trớ? Cùng tham khảo nội dung bài viết bên dưới của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để tìm được câu trả lời nhé!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị trớ

Trớ hay nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sau khi bú, các bé sẽ bị trào cặn sữa ra miệng. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sinh lý, nhưng cũng không loại trừ do bệnh lý.

Trớ do sinh lý

Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng đều bị trớ, nhất là sau khi bé bú no hoặc bé vặn mình. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, bạn không cần phải quá lo lắng. Đơn giản là vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Đặc biệt, dạ dày của bé rất nhỏ và không nằm dọc như người lớn mà vẫn còn nằm ngang. Vì vậy, bé dễ bị trào ngược, dẫn đến nôn trớ.

Ngoài ra, một số sai lầm của mẹ cũng có thể khiến bé bị trớ, bao gồm:

  • Cho bé bú quá nhiều, quá no.

  • Tư thế cho bé bú không đúng khiến bé nuốt nhiều khí vào dạ dày.

  • Cho bé nằm ngay khi bú xong, không vỗ ợ hơi cho bé.

  • Tã và băng rốn quấn quá chặt, o ép bụng và dạ dày. 

Trẻ sơ sinh hay bị trớ là hiện tượng sinh lý thường gặp, xảy ra ở hầu hết trẻ

Trẻ sơ sinh hay bị trớ là hiện tượng sinh lý thường gặp, xảy ra ở hầu hết trẻ

Trớ do bệnh lý

Trẻ sơ sinh hay bị trớ cũng có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý. Lúc này, bé không chỉ trớ ra sữa mà còn có thể kèm theo dịch mật và máu. Cùng với đó là hiện tượng khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, sốt, thậm chí là co giật.

Các bệnh lý dẫn đến hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như:

  • Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện là tiêu chảy kèm nôn trớ.

  • Bệnh hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản và phần trên khí quản). 

  • Xuất huyết não.

  • Nhiễm trùng thần kinh.

  • Co thắt môn vị.

  • Xoắn ruột, tắc ruột, lồng ruột. 

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh cũng có thể là do nguyên nhân bệnh lý

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh cũng có thể là do nguyên nhân bệnh lý

2. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh hay bị trớ?

Có thể thấy, trẻ sơ sinh hay bị trớ do nhiều nguyên nhân. Đối với các nguyên nhân sinh lý thì bạn có thể áp dụng những cách khắc phục sau.

Không cho bé bú quá no

Như đã nói, dạ dày của bé sơ sinh còn rất nhỏ. Vì vậy, thay vì cho bé bú nhiều sữa trong một lần, thì hãy chia nhỏ lượng sữa với nhiều lần bú. Điều này không chỉ phòng tránh nôn trớ mà còn giúp sữa dễ tiêu hóa hơn.

Không cho bé nằm sau khi bú

Dạ dày của bé sơ sinh vẫn còn nằm ngang, việc cho bé nằm ngay sau khi bú sẽ dẫn đến trào ngược, nôn trớ. Chính vì vậy, khi bé bú xong, bạn hãy vỗ ợ hơi trong khoảng 10 - 15 phút để đẩy không khí từ trong dạ dày ra ngoài, tránh cảm giác đầy bụng và giảm nôn trớ hiệu quả.

Cho bé bú đúng cách

Dù cho bé bú mẹ trực tiếp hay cho bé bú bình thì cũng phải luôn tuân thủ nguyên tắc cho bú đúng cách. Nếu bé bú mẹ thì miệng của bé phải ngậm bắt vú đúng. Còn bé bú bình thì bình sữa nghiêng 45 độ, sữa trong bình luôn ngập đến cổ bình. Điều này sẽ giúp bé không phải nuốt quá nhiều khí vào trong dạ dày, gây trào ngược. 

Cho bé bú đúng nhu cầu và đúng cách để phòng tránh và cải thiện hiện tượng nôn trớ 

Cho bé bú đúng nhu cầu và đúng cách để phòng tránh và cải thiện hiện tượng nôn trớ 

Cho bé ngủ đúng tư thế

Đối với trẻ sơ sinh thì bạn sẽ không dùng gối để kê đầu cho bé. Thay vào đó là lót một lớp khăn mỏng, mềm và thoáng mát. Ngoài ra, khi cho bé ngủ thì mẹ cần nới lỏng tã và băng rốn. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái bụng và dạ dày không bị “o ép” nên sẽ không bị nôn trớ và ngủ rất ngon. 

Nếu bé bị nôn trớ lúc ngủ thì không bế thốc bé dậy ngay. Hãy cho bé nằm nghiêng sang một bên để sữa chảy ra khóe miệng, không bị tràn vào mũi và phổi. Sau đó dùng khăn mềm, sạch để vệ sinh cho bé và thay quần áo khác. Điều này giúp bé cảm thấy sạch sẽ và dễ chịu hơn rất nhiều. 

Tránh xa thuốc lá

Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Đồng thời, khiến axit dạ dày tiết ra nhiều hơn. Đây là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ, thậm chí là tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khác cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần nói không với thuốc lá và không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc. 

Tránh xa môi trường thuốc lá là cách để bảo vệ sức khỏe con yêu 

Tránh xa môi trường thuốc lá là cách để bảo vệ sức khỏe con yêu 

3. Trẻ sơ sinh hay bị trớ - Khi nào cần đi khám?

Thường thì hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần và hết khi bé qua giai đoạn sơ sinh. Nếu là do sinh lý thì bé thường trớ sau khi bú no hoặc khi vặn mình. Và mỗi lần trớ chỉ nôn ra một ít cặn sữa, dịch nhầy. Bạn chỉ cần áp dụng các cách trên để cải thiện và phòng tránh.

Tuy nhiên, nếu bé trớ thường xuyên, nhiều lần trong ngày và kéo dài hơn 24 giờ thì không nên chủ quan. Đặc biệt, khi nôn trớ kèm theo dịch mật và máu, bé quấy khóc, bỏ bú, sốt trên 38 độ, mệt mỏi, lừ đừ thì cần đưa bé đi khám ngay. Bởi lúc này, sức khỏe của bé đang gặp vấn đề, cảnh báo nhiều bệnh lý. 

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dù là bệnh lý nào thì cũng không được chủ quan. Bởi bé có hệ miễn dịch yếu và bệnh diễn tiến nhanh, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, trẻ sơ sinh hay bị trớ kèm theo các biểu hiện bất thường nói trên thì bạn cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. 

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy để bố mẹ đưa con đến khám. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp chẩn đoán nhanh và chính xác tình trạng bệnh của bé. Qua đó, có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.

Các bậc phụ huynh có thể đặt lịch khám qua hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC. Tổng đài viên của Bệnh viện sẽ hỗ trợ nhanh chóng, đồng thời giải đáp mọi thắc mắc nếu có của quý khách. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ