Tin tức
Trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào, có khỏi hoàn toàn không?
- 22/04/2022 | Công dụng của các loại thuốc điều trị suy giáp
- 02/07/2022 | Suy giáp thai kỳ ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi?
- 16/05/2023 | Suy giáp ở trẻ: những điều cha mẹ không nên bỏ qua
1. Suy giáp bẩm sinh là gì?
Chúng ta đều biết tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất và đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Điều này có nghĩa là mọi bất thường về tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp, suy giáp,… đều có thể gây ra những rối loạn trong cơ thể, khiến người bệnh đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.
Đối với suy giáp bẩm sinh thì bệnh lý này không phổ biến, có tỷ lệ 1/4.000, thường gặp ở bé gái. Đây là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp do tuyến giáp kém hoạt động hoặc không có tuyến giáp. Điều này khiến tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để cung cấp cho cơ thể, trẻ đối mặt với nguy cơ chậm phát triển, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, việc tìm hiểu trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào là rất quan trọng để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ này.
Suy giáp bẩm sinh là trẻ sinh ra bất thường về tuyến giáp khiến cơ thể không đủ hormone tuyến giáp
2. Triệu chứng, biến chứng của suy giáp bẩm sinh
Rất khó để nhận biết triệu chứng của suy giáp bẩm sinh. Chính vì vậy mà dẫn đến việc điều trị chậm trễ, trẻ bị chậm phát triển và khó hồi phục các biến chứng.
Triệu chứng
Để biết trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào thì việc nhận biết các triệu chứng của bệnh là rất quan trọng. Thực tế, các dấu hiệu của suy giáp bẩm sinh lúc đầu khá “mơ hồ”, bao gồm:
- Trẻ có xu hướng ngủ nhiều, vận động ít.
- Không nhạy cảm và linh hoạt với âm thanh, tiếng động.
- Ít khóc, khi khóc thì tiếng khóc nghe trầm, khàn.
- Lưỡi to dày và hay lè (thò) ra ngoài.
- Mũi ngắn, tẹt, đầu mũi hếch.
- Cổ ngắn, có mỡ tích tụ ở cổ và vai.
- Thóp trước có kích thước lớn.
- Da và tay chân lạnh.
- Da khô và vàng da kéo dài, kèm theo triệu chứng táo bón, rốn lồi.
Dưới đây là hậu quả của suy giáp bẩm sinh:
- Chậm phát triển thể chất, cả chiều cao và cân nặng đều dưới ngưỡng.
- Răng mọc chậm.
- Tóc ít, thưa, dễ gãy rụng.
- Chậm nói, chậm đi đứng,…
- Tiếp thụ chậm, học kém.
- Dậy thì muộn.
Trẻ bị suy giáp bẩm sinh có nhiều dấu hiệu lâm sàng để nhận biết
Biến chứng
Phát hiện và điều trị suy giáp bẩm sinh càng muộn thì trẻ càng đối mặt với nhiều biến chứng như:
- Thiểu năng, chậm phát triển trí tuệ.
- Thấp bé, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, cơ xương biến dạng.
- Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh.
- Nguy cơ cao bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, trật khớp háng, hở hàm ếch,...
3. Trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào?
Để hạn chế tối đa các biến chứng thì việc phát hiện và điều trị suy giáp bẩm sinh từ sớm là cực kỳ quan trọng. Vậy trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào?
Xét nghiệm sàng lọc
Có thể phát hiện sớm suy giáp bẩm sinh bằng xét nghiệm sàng lọc thực hiện sau sinh 2 - 7 ngày. Phương pháp này sử dụng máu gót chân của bé để làm xét nghiệm TSH. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số TSH cao hoặc giá trị T4 thấp thì bác sĩ nghi ngờ trẻ bị suy giáp bẩm sinh.
Trẻ sau sinh 48 giờ được lấy máu gót chân để làm xét nghiệm sàng lọc
Xét nghiệm chẩn đoán
Nếu xét nghiệm sàng lọc cho kết quả bất thường thì bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác để đảm bảo chính xác hơn, bao gồm:
- Xét nghiệm hormone tuyến giáp trong huyết thanh, nếu TSH > 100 mIU/ml, T4 < 50 nmol/l thì kết luận trẻ bị suy giáp bẩm sinh.
- Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm tuyến giáp, xạ hình tuyến giáp, chụp tuổi xương (X-quang xương đầu gối).
Điều trị suy giáp bẩm sinh
Nếu trẻ được kết luận suy giáp bẩm sinh thì bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị. Cụ thể trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào? Thông thường, trẻ sẽ được dùng liệu pháp hormone, tức là dùng hormone thay thế, thường là hormone tổng hợp Thyroxin đường uống. Bé sẽ được uống hàng ngày và buộc phải dùng suốt đời.
Trong suốt thời gian điều trị, trẻ sẽ được theo dõi sát sao cũng như làm các xét nghiệm định kỳ để bác sĩ đánh giá tình hình. Nói chung, nếu được phát hiện sớm từ ngay sau sinh và tuân thủ phác đồ điều trị, trẻ bị suy giáp bẩm sinh vẫn phát triển bình thường. Ngược lại, phát hiện muộn và điều trị không tích cực sẽ khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng khó phục hồi.
Trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào? Đó là dùng hormone thay thế
4. Chăm sóc trẻ bị suy giáp bẩm sinh
Ngoài thắc mắc trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào thì nhiều người cũng không biết việc chăm sóc trẻ mắc bệnh này có gì đặc biệt không. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị suy giáp bẩm sinh.
- Luôn cho trẻ uống thuốc đúng liều hướng dẫn. Nếu ít hơn, trẻ có thể bị chậm phát triển, còn uống nhiều hơn sẽ bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy.
- Cho trẻ đi tái khám định kỳ. Ở mỗi lần tái khám, trẻ sẽ được khám lâm sàng và làm xét nghiệm cần thiết để bác sĩ đánh giá tính hiệu quả, đặc biệt là điều chỉnh liều lượng hormone theo độ tuổi, cân nặng và chỉ số phát triển của trẻ.
- Giữ vững tâm lý và luôn đồng hành cùng con vì như đã nói, suy giáp bẩm sinh không thể trị khỏi, trị dứt điểm mà con sẽ phải dùng hormone thay thế suốt đời.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn biết được trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám các bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể lựa chọn Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bác sĩ tại Chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tình, cùng với đó là hệ thống máy móc hiện đại, phòng khám rộng rãi, phòng bệnh sạch sẽ,… nên bạn sẽ rất an tâm và hài lòng khi đưa con em đến khám. Mọi thắc mắc về dịch vụ và có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!