Tin tức

Trồng răng implant nguyên hàm có nên hay không?

Ngày 01/10/2023
Nguyễn Thu Hằng
Mất răng toàn hàm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ thông thường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Giải pháp tốt nhất lúc này là sử dụng răng giả để giúp người bệnh phục hồi chức năng nhai cũng như giải quyết các vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Vậy trồng răng implant nguyên hàm và tháo lắp hàm giả, đâu là giải pháp tốt hơn?

1. Những trường hợp bị mất răng toàn hàm

1.1. Bị viêm nha chu kéo dài

Đây là tình trạng bị nhiễm trùng những tổ chức ở xung quanh răng. Khi đó, nướu sẽ bị mất đi sự bám dính với răng khiến cho ổ chân răng bị tiêu viêm và những túi nha chu cũng dần hình thành, lâu dần sẽ khiến răng bị lung lay và rụng mất.

Viêm nha chu quá lâu mà không được điều trị có thể gây mất răng toàn hàm

Viêm nha chu quá lâu mà không được điều trị có thể gây mất răng toàn hàm

1.2. Bị sâu răng hoặc nhiễm trùng chân răng

Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách trong một thời gian dài dễ khiến răng bị sâu. Nguyên nhân là vì các mảng bám cũng như vụn thức ăn bị kẹt lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dần ăn mòn các men răng. Lâu dần, sâu răng lan vào đến tủy và phá vỡ cấu trúc của răng, thậm chí lan sang cả các răng khác, gây nên tình trạng mất răng toàn hàm.

1.3. Do chấn thương ở vùng đầu, mặt và cổ

Các chấn thương ở những khu vực như đầu, mặt hoặc cổ đều có khả năng làm tổn thương đến răng, nướu hoặc xương ổ răng,... Nếu chấn thương ở mức độ nhẹ có thể khiến men răng và ngà răng bị sứt mẻ nhẹ. Trong khi đó, chấn thương nặng hơn sẽ khiến men răng và ngà răng bị gãy (có thể gãy toàn bộ hàm).

1.4. Do tuổi tác

Cũng như những bộ phận khác trên cơ thể, răng của chúng ta sẽ dần bị lão hóa. Răng có cấu tạo và đặc tính tương tự xương nên khi tuổi tác càng lớn thì tình trạng loãng xươngthiếu canxi cũng xuất hiện, gây nên tình trạng rụng răng ở người cao tuổi.

Tuổi tác càng cao thì tỷ lệ mất răng càng lớn

Tuổi tác càng cao thì tỷ lệ mất răng càng lớn

2. Mất răng nguyên hàm nên trồng implant hay hàm tháo lắp?

Hiện nay, công nghệ trồng răng implant nguyên hàm khá phổ biến và được ưa chuộng. Nhưng nên chọn trồng implant hay chọn hàm tháo lắp? Thực tế, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà bạn có thể chọn một phương pháp phù hợp với mình:

2.1. Điều kiện kinh tế

Tháo lắp hàm có chi phí thấp hơn so với phương pháp trồng răng implant. Chính vì vậy, nếu điều kiện kinh tế thấp thì bạn nên chọn sử dụng hàm tháo lắp thông thường. Tuy vậy, phương pháp tháo lắp có một số nhược điểm. Thời gian sử dụng các loại hàm tháo lắp cũng chỉ dao động trong khoảng 3 - 5 năm. Theo thời gian dài, chi phí gộp để sử dụng hàm tháo lắp có thể sẽ cao hơn so với trồng răng implant.

2.2. Tùy vào tình trạng bị mất răng

Những trường hợp đã bị mất răng toàn bộ hàm lâu ngày, phần xương bị tiêu nhiều thì trồng răng nguyên hàm sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Trong khi đó, hàm tháo lắp nếu áp dụng trong trường hợp này có thể khiến hàm bị tiêu xương nặng hơn.

2.3. Sức khỏe

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất. Trồng răng implant cần phải tác động đến xương hàm. Vì vậy, sức khỏe răng miệng và thể trạng của người bệnh phải đảm bảo mới có thể thực hiện được. Ngược lại, những người bị tim mạch, bị tiểu đường hoặc chứng máu khó đông,... thì sẽ không áp dụng được biện pháp trồng răng implant.

Trồng răng implant đòi hỏi người bệnh có thể trạng sức khỏe tốt

Trồng răng implant đòi hỏi người bệnh có thể trạng sức khỏe tốt

3. Trường hợp được chỉ định trồng răng implant nguyên hàm

       Bệnh nhân bị mất răng toàn hàm.

       Người bị mất răng bẩm sinh hoặc mất răng hiếm gặp.

       Người bị mất răng lâu năm, người đang mang hàm tháo lắp hoặc đã bị tiêu xương.

       Người bị bệnh nha chu dạng nặng, các răng bị lung lay và có xu hướng tự gãy.

       Những trường hợp bị mất răng, răng không đáp ứng đủ điều kiện hoặc không đủ chắc chắn để áp dụng các biện pháp như bọc sứ hoặc cầu răng.

       Trồng răng implant ngay bị mới bị mất răng với mục đích hạn chế tình trạng tiêu xương theo thời gian dài.

4. Quy trình trồng răng Implant nguyên hàm chuẩn y khoa

Quy trình trồng răng implant nguyên hàm được thực hiện như sau:

4.1. Thăm khám và lên kế hoạch trồng răng

Quá trình thăm khám và chụp phim 3D trước khi trồng răng sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng răng hàm hiện tại. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cụ thể để biết được bạn có phù hợp để trồng răng implant hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị và tư vấn chọn lựa trụ implant phù hợp nhất.

Bác sĩ sẽ thăm khám trước khi thực hiện trồng răng

Bác sĩ sẽ thăm khám trước khi thực hiện trồng răng

4.2. Chuẩn bị tâm lý và vệ sinh răng miệng cẩn thận

Trước khi trồng răng, người bệnh cần chuẩn bị một tinh thần thoải mái và một thể trạng tốt nhất để thực hiện. Sức khỏe đảm bảo sẽ giúp quá trình trồng răng được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Kế đến, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để đảm bảo sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân có thể gây viêm nhiễm trong quá trình trồng răng.

4.3. Cấy ghép trụ implant

Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ sẽ bắt đầu gây tê ở những khu vực cần cấy trụ implant để trồng răng. Tiếp theo, bác sĩ sẽ cấy ghép trụ vào các vị trí thích hợp. Thời gian cấy ghép 1 trụ implant trong khoảng 7 - 10 phút.

4.4. Lấy dấu mẫu hàm và gắn vào một hàm tạm

Khi đã hoàn tất cấy ghép trụ implant, bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm của người bệnh để gửi về phòng labo chế tác răng sứ. Sau khoảng 2 - 3 ngày cấy trụ, người bệnh sẽ quay trở lại phòng khám để được gắn răng tạm. Những chiếc răng tạm này vẫn sẽ đảm bảo được các chức năng thông thường như ăn nhai và thẩm mỹ khi chờ được gắn mão sứ ở trên trụ implant.

Bệnh nhân sẽ được lắp hàm tạm thời để phục vụ cho các hoạt động ăn nhai hàng ngày

Bệnh nhân sẽ được lắp hàm tạm thời để phục vụ cho các hoạt động ăn nhai hàng ngày

4.5. Tái khám sau cấy ghép trụ

Khoảng 7 - 10 ngày sau đó, khi nướu đã lành vết thương thì người bệnh cần quay lại phòng khám để bác sĩ kiểm tra tình hình hồi phục và sức khỏe răng miệng. Nếu người bệnh đang mắc phải các bệnh lý về răng miệng sẽ được bác sĩ hỗ trợ điều trị để tránh làm ảnh hưởng đến các trụ implant.

4.6. Gắn mão sứ cố định

Sau khi các trụ implant đã được tích hợp với khung xương hàm, các bác sĩ sẽ thực hiện gắn mão sứ lên để hoàn tất toàn bộ quá trình trồng răng implant. Khi hoàn tất quá trình gắn mão sứ cố định, bệnh nhân sẽ có một hàm răng chắc khỏe với đầy đủ các chức năng ăn nhai và thẩm mỹ thông thường.

Phương pháp trồng implant nguyên hàm thường được nhiều bác sĩ ưu tiên lựa chọn hơn so với việc tháo lắp hàm giả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín như MEDDENTAL thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các chuyên gia, bác sĩ giỏi hỗ trợ, thăm khám. Hiện tại MEDDENTAL cũng đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho các khách hàng. Để đặt lịch khám và tư vấn thêm, Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài của MEDDENTAL qua số 1900 4000 66.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ