Tin tức
Trước khi chụp CT, nhất định bạn nên biết điều này
- 13/07/2020 | Có cần chụp CT gan khi bị ngứa, mẩn đỏ kéo dài?
- 12/07/2020 | Chụp CT bao nhiêu tiền - mối quan tâm chung của nhiều người
- 11/07/2020 | Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật chụp CT phổi
- 10/07/2020 | Chụp CT đầu cho trẻ em cần lưu ý những gì?
- 07/07/2020 | Cẩm nang mọi điều cần biết về chụp CT đầu
1. Chụp CT là gì?
Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X-quang để quét lên một khu vực nào đó của cơ thể theo lát cắt ngang sau đó kết hợp với công nghệ xử lý của máy vi tính để thu được những hình ảnh 2 - 3 chiều về bộ phận đã chụp.
Bệnh nhân thực hiện chụp CT cắt lớp
Nói một cách dễ hiểu hơn thì máy chụp CT giống như một cái vòng khổng lồ chứa nguồn phát tia X. Đối diện với nguồn phát tia X là các đầu dò. Người được chụp sẽ nằm trên một bàn dài để trượt vào trung tâm cho đến khi bộ phận cần khảo sát nằm bên trong vòng chụp. Trong quá trình chụp, vòng tròn chứa tia X đi xuyên qua cơ thể họ và được thu nhận bởi các đầu dò. Tại đây, dữ liệu sẽ được đưa vào máy vi tính. Độ đậm của các loại mô khác nhau sẽ được hiển thị bằng hình ảnh với thang xám khác nhau.
2. Những trường hợp nào nên/không nên chụp CT?
2.1. Nên chụp
Chụp CT được xem là cần thiết để chẩn đoán nhanh, chính xác từ đó có phương án xử trí kịp thời trong các trường hợp: cấp cứu do chấn thương, tình trạng nguy hiểm, nghi có xuất huyết,... Phương pháp này chủ yếu được áp dụng nhằm:
- Chẩn đoán rối loạn ở cơ và xương.
- Xác định vị trí khối u, máu đông hoặc nhiễm trùng.
- Hỗ trợ sinh thiết,phẫu thuật, xạ trị.
- Phát hiện và theo dõi bệnh lý.
- Giám sát hiệu quả điều trị bệnh.
- Phát hiện chảy máu trong, chấn thương bên trong cơ thể.
2.2. Không nên chụp
Không nên chụp CT cắt lớp trong các trường hợp:
- Chống chỉ định với thuốc cản quang: suy chức năng gan - thận, mất nước nặng do sốt cao, dị ứng thuốc cản quang, phụ nữ đang hoặc đang nghi ngờ mang thai,...
- Người chịu tổn thương do rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tự miễn.
3. Chụp CT có giống chụp cộng hưởng từ MRI không?
Về cơ bản, chụp CT và MRI là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh không giống nhau. Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp phù hợp dựa theo tình trạng bệnh lý và mục đích kiểm tra của từng bệnh nhân. Sự khác nhau giữa 2 kỹ thuật này về cơ bản như sau:
Do sử dụng kỹ thuật không giống nhau nên hình ảnh thu được sau khi chụp CT và MRI cũng có sự khác nhau
- Thời gian chụp: Chụp CT thường nhanh hơn nhiều so với MRI.
- Chỉ định chụp:
+ Chụp CT: thường được chỉ định sau khi xảy ra các va đập, chấn thương; dùng để đánh giá tình trạng của các bộ phận bên trong cơ thể.
+ Chụp MRI: thường được chỉ định khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng: đau đầu kéo dài, nghi ngờ hoặc phát hiện có khối u, động kinh, co giật, dị dạng mạch máu não,...
- Khả năng đánh giá phần bị xương che khuất:
+ Chụp CT: không đánh giá được phần bị xương che khuất.
+ Chụp MRI: có thể đánh giá được phần bị xương che khuất.
- Khả năng phơi nhiễm bức xạ:
+ Chụp CT: có khả năng gây nhiễm xạ do sử dụng chùm tia X.
+ Chụp MRI: an toàn hơn do không sử dụng bức xạ ion hóa.
- Tác động của thuốc cản quang:
+ Chụp CT: sử dụng hợp chất của iod nên có nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng.
+ Chụp MRI: sử dụng thuốc đối quang từ nên an toàn và ít khi xảy ra phản ứng dị ứng.
- Chi phí chụp: Chụp CT chi phí thường thấp hơn chụp MRI.
4. Một số vấn đề cần lưu ý
4.1. Việc cần chuẩn bị trước khi chụp CT
Tùy từng bộ phận cần chụp CT mà việc chuẩn bị trước khi chụp cũng có sự khác nhau, điều này sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể trước khi bệnh nhân thực hiện kỹ thuật này. Hầu hết bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu tháo bỏ vật dụng bằng kim loại trên cơ thể trước khi lên bàn chụp. Một số trường hợp, nếu cần, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân nhịn ăn vài giờ trước khi chụp.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn kỹ lưỡng trước khi chụp CT
Những trường hợp cần tiêm thuốc cản quang, trước khi chụp có thể sẽ được yêu cầu ngưng dùng một số loại thuốc. Điển hình trong đó chính là thuốc dành cho bệnh nhân đang điều trị tiểu đường. Việc tiêm thuốc cản quang có thể gây cho người bệnh cảm giác nóng bừng và có vị lạ trong miệng nhưng hiện tượng này cũng sẽ nhanh chóng biến mất.
Với bệnh nhân cần chụp bệnh lý đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ yêu cầu uống một loại nước đặc biệt trước khi chụp để kết quả thu được là sự rõ nét hơn về hình ảnh của dạ dày và ruột. Hoặc cũng có thể bệnh nhân sẽ được bơm một lượng dịch vào trực tràng thông qua hậu môn,...
Toàn bộ quá trình chụp CT không hề đau đớn và bệnh nhân cũng không thể nhìn thấy tia X đang chiếu vào bộ phận cần chụp. Điều bệnh nhân cần làm là thực hiện theo các chỉ dẫn của kỹ thuật viên phòng chụp để hình ảnh có chất lượng tốt nhất.
4.2. Ý nghĩa của kết quả chụp CT
Hình ảnh chụp CT được xem là bình thường nếu bác sĩ không phát hiện bất kỳ cục máu đông, khối u, tình trạng gãy xương hay bất thường nào khác. Trong trường hợp phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ về kết quả chụp cắt lớp hoặc có thể chỉ định làm thêm xét nghiệm khác, điều trị. Người bệnh có thể đặt mọi câu hỏi liên quan đến kết quả chụp CT của mình khi có băn khoăn cần được bác sĩ giải đáp.
4.3. Cần làm gì sau khi chụp CT?
Hầu hết các trường hợp chụp CT xong đều có thể quay trở lại với công việc và cuộc sống bình thường. Riêng những người đã tiêm thuốc an thần trong khi chụp thì sau đó nên có người đi về cùng, không nên tự lái xe cho tới khi thuốc an thần hết tác dụng.
Hình ảnh sau khi chụp cắt lớp sẽ được gửi đến bác sĩ để chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị (nếu cần). Vì thế, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả chụp của mình, tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được giải thích kỹ lưỡng và hiểu hơn về các hướng dẫn mà mình cần làm sau đó.
Về cơ bản, chụp CT là một kỹ thuật hiện đại, hỗ trợ rất nhiều cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của cơ thể. Phương pháp này đang được ứng dụng và được người bệnh đánh giá cao tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bởi sự đầu tư vượt bậc về thế hệ máy chụp, đội ngũ bác sĩ - kỹ thuật viên phòng chụp, dịch vụ tiện lợi và nhanh chóng,... Vì thế, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về phương pháp chụp CT cắt lớp, đừng ngần ngại gọi tới hotline 1900 56 56 56 để được chia sẻ những thông tin chính xác và hữu ích.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!