Tin tức
Tư vấn: Người bị gan nhiễm mỡ nhẹ ăn gì tốt cho sức khỏe?
1. Gan nhiễm mỡ và các giai đoạn của gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý ở gan mà biểu hiện là sự tích mỡ trong tế bào gan lành. Gan nhiễm mỡ không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng những tiến triển và biến chứng của chúng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe - đó là xơ gan và ung thư gan.
Cũng như những bệnh khác, gan nhiễm mỡ có những giai đoạn phát triển riêng của nó. Quá trình tiến triển của gan nhiễm mỡ được tóm lược qua 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1 (gan nhiễm mỡ nhẹ): Giai đoạn này lượng mỡ trong gan chiếm 5 - 10% lá gan.
-
Giai đoạn 2 (gan nhiễm mỡ trung bình): Hàm lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 - 25% lá gan.
-
Giai đoạn 3 (nhiễm mỡ nặng): lượng mỡ trong gan chiếm hơn 25%.
Gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm về gan như xơ gan
2. Gan nhiễm mỡ nhẹ và những thông tin cần biết
Như đã nói, gan nhiễm mỡ là tình trạng có mỡ tích trong gan nhiều hơn bình thường.
a. Những đối tượng nào có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ?
-
Người ăn uống không điều độ, khẩu phần ăn không cân đối: ít rau xanh, hoa quả, nhiều dầu mỡ, tinh bột, đạm động vật,…
-
Người lười vận động, lười tập thể dục.
-
Người nghiện rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các loại nước giải khát có gas và nhiều đường,…
-
Người bị mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C.
-
Tiền sử gia đình có người mắc viêm gan B, C, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,…
-
Người bị mắc bệnh tiểu đường, bướu cổ, béo phì, tiền béo phì,…
b. Triệu chứng và biểu hiện của bệnh
Gan nhiễm mỡ nhẹ là giai đoạn đầu của bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, ở giai đoạn này bệnh nhân không có biểu hiện nào cụ thể có ý nghĩa trong chẩn đoán lâm sàng bệnh gan nhiễm mỡ. Một số người bị gan nhiễm mỡ nhẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, xanh xao, nhưng phần lớn thì không nhận biết được. Đến khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn nặng hơn (giai đoạn 2, giai đoạn 3) thì bệnh mới có những dấu hiệu cụ thể sau:
-
Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, thiếu máu nhẹ.
-
Ăn uống khó tiêu, chướng bụng.
-
Sút cân nhẹ, bụng phình to.
-
Có thể bị sốt, vàng da kèm theo.
3. Gan nhiễm mỡ nhẹ - có nên chủ quan với căn bệnh này?
Gan nhiễm mỡ nhẹ là thời kỳ đầu của bệnh gan nhiễm mỡ. Ở thời kỳ này bệnh nhân không có bất kỳ một triệu chứng nào điển hình, rõ rệt, các hoạt động của cơ thể người bệnh cũng chưa bị ảnh hưởng nhiều. Vì thế nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời, đúng phác đồ và kiên trì điều trị thì sẽ mang lại một kết quả tốt.
Tuy nhiên, cũng chính vì không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt nên các dấu hiệu ban đầu của giai đoạn gan nhiễm mỡ nhẹ thường không được để ý và bị bỏ qua, nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiều bệnh không nguy hiểm khác. Việc bỏ qua các dấu hiệu mở đầu của bệnh gan nhiễm mỡ sẽ khiến người bệnh chủ quan, dễ khiến bệnh tình phát triển theo chiều hướng xấu như đã nói là xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong. Một khi đã chuyển sang nhiễm mỡ nặng hay xơ gan, ung thư gan thì sức khỏe của bạn đã bị “cảnh báo” bởi vì khó điều trị và dễ dàng tử vong nếu sơ suất và thiếu cẩn trọng trong điều trị bệnh.
Gan nhiễm mỡ có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm
Trong nhiều trường hợp, gan nhiễm mỡ là dấu hiệu của rối loạn chuyển hoá cơ thể không phải do các yếu tố tác động bên ngoài cơ thể (chế độ ăn, tập thể dục,…). Một số bệnh gây rối loạn chuyển hoá, đặc biệt là rối loạn chuyển hoá mỡ có thể do sự rối loạn của cơ chế thần kinh - thể dịch điều khiển quá trình chuyển hoá, do sự hoạt động bất thường của tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến yên, vùng dưới đồi thị,… Vì thế, gan nhiễm mỡ có khi là báo động cho một căn bệnh nào đó nguy hiểm.
Chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Chẩn đoán gan nhiễm mỡ sớm là cách để phát hiện sớm bệnh tình của bản thân và có hướng điều trị hiệu quả nhất. Bạn nên đi khám khi cơ thể có bất cứ một triệu chứng bất thường nào cho dù triệu chứng đó không điển hình.
Các phương pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhẹ:
-
Siêu âm gan: giúp biết được sự thay đổi của gan, nhưng đối với gan nhiễm mỡ nhẹ thì phương pháp này rất khó để biết được.
-
Sinh thiết gan: sử dụng kim sinh thiết để lấy một mẫu tế bào gan và đem đi xét nghiệm.
-
Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ mỡ trong máu.
-
Kèm theo xét nghiệm acid uric, đường huyết, huyết áp,… để có thể phát hiện một số bệnh liên quan chuyển hoá (nếu có) gây nên bệnh gan nhiễm mỡ.
Xét nghiệm mỡ máu là phương pháp chẩn đoán chính xác gan nhiễm mỡ
4. Người bị gan nhiễm mỡ nhẹ ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Đây là một câu hỏi có ý nghĩa đối với những người bị gan nhiễm mỡ nhẹ. Có chế độ ăn uống phù hợp giúp hạn chế sự nhiễm mỡ ở gan, hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh này. Vậy ăn gì để giảm gan nhiễm mỡ?
-
Ăn nhiều rau xanh, hoa củ quả, nấm: các thực phẩm này cung cấp lượng lớn vitamin và dưỡng chất thiết yếu giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm chậm quá trình oxy hoá, tăng quá trình chuyển hoá mỡ tại gan giúp cải thiện đáng kể tình trạng nhiễm mỡ.
Ăn nhiều rau củ quả giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
-
Uống trà atiso, trà gừng, lá cây chó đẻ, nước nha đam, nước ép trái cây các loại: có tác dụng mát gan, giải độc gan, thanh lọc cơ thể, chuyển hoá mỡ và các acid béo tích tụ tại gan.
-
Sử dụng các sản phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ theo chỉ định của bác sĩ.
-
Tập luyện thể dục thường xuyên, đều đặn giúp duy trì hoạt động của cơ thể ở mức độ cân đối. Tập thể dục là một hình thức kiểm soát sức khỏe của mình tốt nhất. Bạn nên dành 30 - 60 phút mỗi ngày cho việc tập thể dục, rèn luyện bản thân.
Gan nhiễm mỡ nhẹ là một bệnh không quá nguy hiểm đến cơ thể, tuy nhiên không vì thể mà bạn chủ quan với bệnh. Bất kỳ bệnh nào cũng có thể trở thành bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế tích cực điều trị sẽ giúp bạn sống khoẻ và tốt hơn.
Nếu có gì chưa rõ, bạn vui lòng liên hệ với MEDLATEC chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!