Tin tức
Ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu và cách chăm sóc người bệnh
- 24/06/2022 | Nguyên nhân ung thư phổi ở phụ nữ là do đâu? Phòng ngừa bệnh thế nào?
- 31/01/2023 | 8 triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối
- 25/11/2022 | Diễn biến sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
- 03/08/2024 | Bệnh ung thư phổi: phân loại, triệu chứng và hướng điều trị
- 28/08/2024 | Ung thư phổi có lây không? Mắc ung thư phổi sống được bao lâu?
1. Ung thư phổi giai đoạn 4 là gì?
Ung thư phổi giai đoạn 4 là giai đoạn có tiên lượng xấu nhất, lúc này những tế bào ung thư đã lan ra ngoài phổi. Đa phần người bệnh được phát hiện ở giai đoạn này. Thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia cho thấy, có đến 57% bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối.
Tại Việt Nam, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ 3 sau ung thư vú và ung thư gan, chiếm khoảng 13,5% tổng số ca ung thư mới, với hơn 24.400 ca mắc mới (Số liệu Tình hình bệnh ung thư tại Việt Nam theo GLOBOCAN năm 2022).
Nếu bạn hoặc người thân được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4, việc nắm rõ tình trạng bệnh và biết người ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu có thể giúp bạn chuẩn bị tinh thần cũng như chăm sóc người bệnh tốt hơn.
Người mắc ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu tùy thuộc vào mức độ lan rộng của khối u cũng như thể trạng bệnh nhân
2. Những biểu hiện ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4
Trước khi tìm hiểu ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu, điều quan trọng là phải nhận diện các dấu hiệu sớm của bệnh này, bao gồm:
- Ho: Ho dai dẳng kèm theo nhiều đờm, có thể lẫn máu.
- Thở khó và đau nhói khi hít thở: Vì các tế bào ung thư đã tồn tại khắp niêm mạc phổi và lan ra trong lồng ngực.
- Bệnh nhân sụt cân nhanh.
- Khàn tiếng, mất giọng: Nếu các tế bào lan lên khu vực họng, thanh quản.
- Mệt mỏi kéo dài.
- Nổi hạch bất thường tại vùng cổ, thượng đòn, nách,...
Khi mới chớm mắc ung thư phổi, người bệnh thường không có triệu chứng nghiêm trọng nên dễ dàng bỏ qua thời gian điều trị tốt nhất. Ở giai đoạn 4, khối u đã phát triển lớn và có thể gây chèn ép các cơ quan xung quanh. Bệnh nhân có thể gặp hiện tượng xẹp phổi do chất lỏng hoặc khối u làm giảm không khí vào phổi, cản trở quá trình trao đổi khí, dẫn đến khó thở và giảm khả năng hấp thụ oxy cũng như đào thải CO2.
Ngoài ra, khi ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư phổi thường đã xâm lấn nhiều vị trí quan trọng trong nội tạng. Chúng lan đến đâu thì gây những triệu chứng liên quan đến khu vực đó như: đau đầu, đau tức bụng, nhức xương, khó nói, đau nhức khi di chuyển... Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy cực kỳ yếu và mệt mỏi, đôi khi các cơn hô hấp nhanh hoặc ngừng thở tạm thời xảy ra khiến người bệnh suy nghĩ tiêu cực và tuyệt vọng.
3. Người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu
Ung thư phổi giai đoạn 4 là một bệnh nghiêm trọng và thường có tỷ lệ sống sót thấp. Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, người mắc ung thư phổi giai đoạn IV có tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 5,8%. Tuy nhiên, thời gian sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 có thể tăng giảm tùy loại ung thư phổi như sau:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): Là loại hiếm gặp nhưng lại tiến triển rất nhanh. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, các tế bào ác tính đã di chuyển đến nhiều nơi trong cơ thể. Thời gian sống thêm trung bình của bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn 4 dao động từ 6 đến 12 tháng. Nếu không được điều trị, thời gian sống trung bình có thể giảm xuống còn khoảng 2 đến 4 tháng.
Người mắc ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu tùy thuộc vào loại ung thư bệnh nhân mắc phải.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4, khi khối u đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 8% (Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS). Loại ung thư này thường gặp và tiến triển chậm nên bệnh nhân có cơ hội sống thêm cao hơn.
4. Chăm sóc người mắc ung thư phổi giai đoạn 4
Với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4, các biện pháp như xạ trị, hóa trị, xạ trị thường không còn tác dụng để điều trị khỏi bệnh. Mục đích điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm nhẹ sự đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế sự tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 tại nhà
Quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư ung thư phổi giai đoạn 4 tại nhà có thể giúp bệnh nhân thoải mái hơn, giảm gánh nặng về mặt tinh thần. Người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 có thể được hỗ trợ điều trị và chăm sóc tại nhà theo nguyện vọng bệnh nhân hoặc vì sức khỏe quá yếu, không thể đáp ứng các phương pháp điều trị tại bệnh viện. Nhìn chung, chăm sóc tại nhà nhằm giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh như:
- Khó thở và ho:
Bệnh nhân có thể trải qua tình trạng khó thở kéo dài và ho mãi không dứt do khối u gây áp lực lên các cơ quan lân cận. Để giảm triệu chứng ho, bác sĩ có thể chỉ định thuốc long đờm hoặc kháng sinh.
Bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng khó thở kéo dài và ho mãi không dứt do khối u gây áp lực lên các cơ quan
Ngoài ra, người nhà có thể giúp bệnh nhân uống nhiều nước giúp làm loãng đờm, kê cao gối nằm giúp bệnh nhân dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn. Nếu khó thở nghiêm trọng, sử dụng máy thở oxy có thể cần thiết.
- Giảm đau:
Ung thư phổi giai đoạn cuối có thể gây cơn đau nghiêm trọng, và việc điều trị giảm đau là rất quan trọng. Thuốc giảm đau mạnh như Morphin có thể được sử dụng nếu đau nặng. Nếu bệnh nhân đau đớn mức độ nhẹ có thể sử dụng steroid, ibuprofen hoặc paracetamol, corticosteroid.
Lưu ý: Gia đình nên theo dõi tác dụng phụ của thuốc và thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều lượng nếu cần.
- Hỗ trợ sinh hoạt và dinh dưỡng:
Bệnh nhân ung thư phổi cần ăn uống đầy đủ tăng sức chống chọi bệnh. Thực đơn hàng ngày nên bao gồm tinh bột (gạo, ngũ cốc), vitamin, chất xơ và khoáng chất (hoa quả, rau xanh), và chất béo, protein (thịt, sữa, cá, trứng). Các món ăn nên mềm và dễ nuốt để bệnh nhân có thể ăn dễ hơn.
- Động viên tinh thần:
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường cảm thấy tuyệt vọng và lo lắng. Sự động viên từ người thân và bạn bè giúp rất nhiều trong việc cải thiện tinh thần và hỗ trợ quá trình điều trị.
Điều trị giảm nhẹ ung thư phổi giai đoạn 4 tại bệnh viện
Khi điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân có thể nhận được sự chăm sóc và điều trị chuyên sâu hơn nhờ vào các trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ như sau:
- Điều trị theo phác đồ: Áp dụng các phương pháp điều trị giảm nhẹ theo phác đồ điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối.
- Hỗ trợ hô hấp: Sử dụng máy móc và thiết bị hỗ trợ hô hấp để cải thiện tình trạng thở.
- Xử lý tràn dịch màng phổi: Thực hiện hút dịch và dẫn lưu màng phổi kịp thời.
- Điều trị giảm đau: Áp dụng các biện pháp hoá trị, xạ trị, và giảm đau tùy vào tình trạng bệnh.
- Hỗ trợ ăn uống: Đặt ống sonde nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống.
- Chăm sóc tâm lý: Cung cấp sự động viên và hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân.
- Sẵn sàng cấp cứu: Đảm bảo cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 tại bệnh viện, bệnh nhân có thể nhận được sự chăm sóc và điều trị chuyên sâu hơn
Việc chăm sóc và điều trị giảm nhẹ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 cảm thấy thoải mái hơn.
Như vậy, ung thư phổi giai đoạn 4 có tiên lượng rất xấu do được phát hiện muộn, người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu tùy thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư cũng như thể trạng từng người.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư phổi có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác, do đó dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ sót. Vì vậy, nếu nghi ngờ mắc ung thư phổi, bạn cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hoặc CT scan để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thăm khám tại những đơn vị y tế uy tín để quá trình chẩn đoán bệnh diễn ra thuận lợi.
Để đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!