Tin tức
Ung thư răng - nguyên nhân, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
- 16/06/2024 | Chi phí trồng răng Implant có đắt không và địa chỉ nha khoa uy tín
- 16/06/2024 | Top 5 địa chỉ làm răng sứ uy tín ở Hà Nội
- 16/06/2024 | Chi phí lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu?
1. Ung thư răng là gì?
Ung thư răng hay u răng là một phần của ung thư vùng miệng. Khi các tế bào mô của cơ quan hình thành răng có sự tăng sinh bất thường, hình thành nên khối u ác tính thì gọi là ung thư răng. Thực tế, ung thư răng rất hiếm gặp vì đa phần các u răng là lành tính.
Ung thư răng được chia thành 2 dạng là ung thư tủy răng và ung thư nướu răng. Trong đó, ung thư tủy răng hiếm gặp hơn, còn ung thư nướu răng phổ biến hơn với các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với viêm nướu thông thường.
Nói chung, khi răng nướu xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng, chảy máu, tụt lợt, mất răng, hơi thở “nặng mùi”, có vết loét và khối u trên nướu, sưng cổ họng,… kéo dài thì bạn không được chủ quan mà cần đi khám để được điều trị.
Ung thư răng với những triệu chứng ban đầu giống với viêm nướu răng
2. Tại sao bị ung thư răng?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý răng miệng hay thậm chí là ung thư răng, bao gồm:
Không chăm sóc răng miệng đúng cách
Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra những vấn đề cho sức khỏe răng miệng. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám thức ăn tích tụ, gây viêm nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ ung thư răng.
Thói quen xấu về răng miệng
Nhiều người có thói quen nghiến răng, đặc biệt là khi ngủ. Số khác thì hay cắn chặt 2 hàm răng với nhau một cách vô thức. Đây đều là những thói quen xấu làm răng bị suy yếu, lung lay, đồng thời, gây ra nhiều hệ lụy như đau mỏi hàm, trật hàm, đau thái dương hay ung thư tủy răng, nướu răng.
Uống không đủ nước
Khi bạn uống không đủ nước thì miệng sẽ luôn trong tình trạng khô. Khô miệng gây ra nhiều vấn đề như nứt môi, lở miệng, nướu dễ bị nhiễm nấm và vi khuẩn, răng dễ bị sâu,… Tình trạng này kéo dài có thể làm tổn thương răng miệng nghiêm trọng, dẫn đến ung thư răng.
Uống ít nước khiến miệng khô nứt, dễ lở loét, tiềm ẩn nguy cơ ung thư răng
Ăn thức ăn khô cứng
Thức ăn khô cứng khiến răng phải hoạt động nhiều và mạnh hơn, ngoài ra, còn dễ gây trầy xước niêm mạc miệng, tổn thương nướu, chảy máu chân răng,… Đó là lý do việc thường xuyên tiêu thụ thức ăn khô cứng, chẳng hạn như nhai đá, nhai hạt trái cây (ổi), ăn kẹo, ăn mía, xương,… sẽ làm tăng nguy cơ ung thư răng miệng.
Dùng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng. Khi tiêu thụ chất kích thích thì các hóa chất độc hại sẽ xâm nhập và gây hại trực tiếp cho niêm mạc miệng, răng, họng, thực quản,… Chưa hết, những hóa chất này còn khiến các tế bào bị giảm chức năng sửa chữa DNA và suy yếu dần, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
3. Chẩn đoán và điều trị ung thư răng như thế nào?
Để chẩn đoán ung thư răng, sau khi khám lâm sàng và phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết và các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI,… Nếu kết quả cho thấy ung thư thì tiến hành điều trị bằng các phương pháp sau.
Phẫu thuật
Nhổ bỏ răng bị hư nặng, đồng thời, cắt bỏ khối u và mô xung quanh khối u. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như khối u răng lớn, lan rộng, xâm lấn sâu thì bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ một phần xương hàm hay một phần lưỡi.
Bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng để có phương án điều trị ung thư răng
Hóa trị
Bác sĩ sử dụng thuốc hoặc kết hợp thuốc với những phương pháp điều trị khác để triệt tiêu các tế bào gây ung thư răng trong trường hợp u răng lớn, nằm ở vị trí khó phẫu thuật. Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị ung thư được áp dụng rộng rãi hiện nay.
Xạ trị
Phương pháp này sử dụng tia năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của u răng. Xạ trị tuy tốn kém nhiều chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao và ít gây ảnh hưởng trên diện rộng so với hóa trị.
Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tái khám theo lịch trình cũng như tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Cùng với đó là duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan để chiến đấu với bệnh tật.
4. Làm sao để phòng ngừa ung thư răng?
Bạn có thể chủ động phòng ngừa các bệnh lý răng miệng cũng như ung thư răng bằng các biện pháp sau.
- Chú trọng vào việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đánh răng 2 - 3 lần/ ngày và sử dụng bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng.
- Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ triệt để thức ăn bám dính trong kẽ răng, không tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm.
- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để phòng tránh khô miệng, hạn chế hình thành vết nứt, vết loét trong miệng.
- Loại bỏ những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe răng miệng như nghiến răng, cắn răng, nhai thức ăn khô cứng,…
- Nói không với các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… vì đây là tác nhân chính gây ung thư răng nói riêng và các bệnh lý ung thư nói chung.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, D và khoáng chất canxi để tăng cường sự chắc khỏe cho răng.
- Khám răng định kỳ và tầm soát các bệnh lý răng miệng.
- Khám “ngay và luôn” khi bị đau nhức răng nướu, chảy máu, lở loét trong miệng,… kéo dài không khỏi.
Bạn nên thăm khám răng định kỳ để phòng ngừa bệnh răng miệng
Để được khám và tầm soát ung thư răng, bạn có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để không chờ đợi lâu khi sử dụng dịch vụ, quý khách hãy đặt lịch trước bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!