Tin tức
Ung thư tai: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh
- 26/11/2019 | Những điều bạn nên biết trước khi tầm soát ung thư tai mũi họng
- 03/12/2019 | Những điều cần biết về tầm soát ung thư tai mũi họng
- 16/01/2025 | Giải phẫu tai mũi họng theo đặc điểm cấu trúc và bệnh lý thường gặp
- 11/03/2025 | Xỏ khuyên tai bao lâu thì lành? Các lưu ý quan trọng
1. Ung thư tai – Loại ung thư hiếm gặp
Trong số các loại ung thư vùng đầu cổ, ung thư tai là loại bệnh hiếm gặp nhất. Những tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của tai. Tuy nhiên, phần lớn là trường hợp ung thư biểu mô và lứa tuổi trung niên là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Ung thư tai rất hiếm gặp
Khởi đầu của ung thư tai thường là ung thư da. Theo thời gian, những tế bào ung thư có thể lan sang phần bên trong, bên ngoài của tai, ống tai, màng nhĩ và di căn đến xương. Ung thư tai cũng có thể là do một số loại ung thư khác di căn đến tai, chẳng hạn như ung thư biểu mô bọc dạng tuyến: Loại ung thư này có thể gây ảnh hưởng đến mang tai, tuyến nước bọt. Tuy nhiên, đây cũng là dạng ung thư rất hiếm gặp.
Ung thư tai cũng có thể bắt nguồn từ ung thư tuyến mang tai. Những tế bào ung thư phát triển ở tuyến mang tai và lan sang đến ống tai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Ngoài ra, những yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư tai có thể kể đến như sau:
+ Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp che chắn kỹ càng hoặc không dùng kem chống nắng.
+ Các trường hợp bị nhiễm trùng tai nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ thay đổi các tế bào và tăng nguy cơ ung thư.
2. Triệu chứng của bệnh ung thư tai
Những triệu chứng của ung thư tai rất đa dạng. Tùy thuộc vào vị trí của khối u mà các triệu chứng bệnh cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện bệnh thường gặp:
Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở nhiều vị trí của tai
- Ung thư tai ngoài: Tai ngoài chính là phần lối ống tai, vành tai và dái tai. Những tế bào ung thư xuất hiện ở những vị trí nói trên được gọi là ung thư tai ngoài. Các trường hợp bệnh nhân này sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
+ Thường xuyên bị bong da dù đã dưỡng ẩm da tai.
+ Dưới da tai có khối u màu trắng ngà.
+ Da bị loét hay chảy máu.
- Ung thư trong ống tai: Là những trường hợp xuất hiện khối u ở bên trong ống tái hoặc gần lối vào ống tai. Những trường hợp bệnh nhân này thường xuất hiện những triệu chứng sau:
+ Mất thính lực.
+ Dịch từ tai chảy ra ngoài.
- Ung thư tai giữa: Các bệnh nhân mắc ung thư tai giữa thường có biểu hiện chảy máu từ tai ra ngoài. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một số biểu hiện bệnh khác như mất thính lực, đau nhức tai, đau hay tê buốt ở đầu.
Mất thính lực có thể là dấu hiệu của ung thư tai
- Ung thư tai trong gây ra một số triệu chứng như ù tai, chóng mặt, mất thính lực, đau đầu.
Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, chỉ bằng các triệu chứng lâm sàng thì rất khó để khẳng định bệnh ung thư tai. Do đó, để có thêm những dữ liệu quan trọng và chính xác hơn, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để phân tích mẫu mô tìm kiếm tế bào ung thư. Trong trường hợp khối u ở tai trong, việc lấy mẫu mô sinh thiết là rất khó khăn, các bác sĩ có thể chỉ định chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ để thể đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.
3. Điều trị ung thư tai bằng cách nào?
Ung thư tai có thể tiến triển nhanh chóng và có khả năng di căn cao. Do đó, cần phát hiện sớm mới có thể kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả. Tùy vào từng trường hợp người bệnh, vị trí cũng như kích thước của khối u ung thư mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Một số phương pháp điều trị ung thư tai phổ biến hiện nay là
- Đối với ung thư tai ngoài: Phương pháp điều trị phổ biến đối với những trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ tai ngoài. Nếu phạm vi phẫu thuật cắt bỏ tai ngoài quá rộng, gây mất thẩm mỹ, người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật ghép da để lấy lại vẻ ngoài tự tin sau khi điều trị ung thư.
- Ung thư ở ống tai hoặc xương thái dương: Phương pháp điều trị đối với những trường hợp này là phẫu thuật kết hợp với xạ trị. Tùy vào mức độ lan rộng của khối u, kích thước của khối u, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ ống tai.
- Với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật phần ống tai, xương và màng nhĩ. Sau điều trị, người bệnh có thể khắc phục bằng việc phẫu thuật ghép lại tai. Trong trường hợp thính lực bị ảnh hưởng, có thể sử dụng máy trợ thính theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nên đi khám sớm nếu có dấu hiệu nghi ngờ ung thư tai
Ung thư tai rất hiếm gặp và cũng rất khó trong việc khẳng định về tỷ lệ điều trị bệnh thành công bởi tình trạng bệnh ở mỗi người khác nhau, vị trí khối u khác nhau, thời gian phát triển và di căn của khối u cũng khác nhau. Điều quan trọng nhất là người bệnh không nên chủ quan, nếu có biểu hiện bất thường thì cần đi khám sớm để được điều trị. Điều trị càng sớm thì người bệnh càng có cơ hội kiểm soát bệnh thành công, cải thiện chất lượng sống.
Để làm giảm giảm nguy cơ ung thư tai, bạn hãy lưu ý một số vấn đề như giữ gìn vệ sinh tai thường xuyên, hạn chế nguy cơ gây ung thư tai. Nếu bị viêm tai, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến thăm khám tại chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh triệt để. Ngoài ra nếu có nghi ngờ ung thư tai, nên kiểm tra tai định kỳ.
Trên đây là một số thông tin về bệnh ung thư tai. Để tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tai, mời bạn liên hệ đến Chuyên khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
