Tin tức
Vàng da có phải là dấu hiệu viêm gan B hay không?
- 28/03/2022 | Các dấu hiệu viêm gan B là gì và một số lưu ý dành cho bạn
- 20/01/2022 | Các xét nghiệm theo dõi viêm gan B phổ biến nhất hiện nay
- 10/06/2022 | Xét nghiệm viêm gan B bao lâu có kết quả và những lưu ý khi thực hiện
- 02/06/2022 | Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Phòng bệnh bằng cách nào?
1. Vàng da có phải là dấu hiệu viêm gan B hay không?
Viêm gan B do virus HBV gây ra và là mối lo ngại hàng đầu về sức khỏe bởi căn bệnh này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm và gây lây lan sang người khác bằng nhiều con đường khác nhau. Thậm chí ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu mắc bệnh cũng có thể lây nhiễm bệnh cho người khác.
Vàng da là một dấu hiệu của viêm gan B
Phần lớn các trường hợp nhiễm viêm gan B đều không xuất hiện triệu chứng. Cũng chính vì thế mà rất khó nhận biết thông qua các dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sau 3 tháng kể từ khi cơ thể bị nhiễm virus viêm gan B. Sau đó, triệu chứng bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến 6 tháng.
Một số dấu hiệu viêm gan B có thể kể đến như đau bụng phải, đầy bụng, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ khớp,… Đối với thắc mắc vàng da có phải là dấu hiệu bệnh hay không, các chuyên gia giải thích như sau:
- Vàng da thường là do sự tích tụ bilirubin quá nhiều trong máu. Đây là một sắc tố vàng được hình thành sau khi hemoglobin bị phá vỡ. Sau đó, bilirubin sẽ đến gan và cuối cùng bị đào thải ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, khi tế bào gan bị tổn thương và không thể thu nhận được bilirubin khiến chúng bị ứ đọng trong máu dẫn tới vàng da. Bên cạnh đó, trong trường hợp tế bào gan bị phá hủy, giảm số lượng thì cũng có thể dẫn tới tăng lượng bilirubin tích tụ trong máu và cuối cùng dẫn tới vàng da.
Mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm gan B
- Tuy nhiên, nếu chỉ với triệu chứng vàng da, chúng ta sẽ không thể chẩn đoán chính xác bệnh viêm gan B. Vì vàng da có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, cụ thể như sau:
+ Vàng da do những bệnh về ống mật chủ: Trong trường hợp ống mật chủ bị hẹp hoặc có tình trạng tắc nghẽn thì dịch mật có nguy cơ bị tràn vào máu và gây ra hiện tượng vàng da. Hoặc một số trường hợp bệnh nhân sỏi mật, nếu xảy ra tình trạng sỏi bị kẹt ở ống mật chủ thì có thể dẫn đến tràn dịch mật vào ruột, thẩm thấu vào máu và dẫn tới da người bệnh chuyển sang màu vàng.
Một số căn bệnh khác cũng có thể gây vàng da chẳng hạn như ung thư tụy, viêm tụy cấp, viêm đường mật, ung thư túi mật,…
-
Vàng da do thuốc:
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số trường hợp bị vàng da do sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan và bài tiết mật qua ruột,… dẫn tới bilirubin bị ứ lại trong máu và dẫn tới vàng da.
Theo các chuyên gia, nếu có hiện tượng vàng da, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Từ những xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán tình trạng vàng da của bạn có phải là dấu hiệu viêm gan B hay không.
2. Mắc bệnh viêm gan B, khi nào cần điều trị?
Khi có dấu hiệu viêm gan B, người bệnh cũng không nên quá lo lắng, bởi sự nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh khác nhau. Sau khi xét nghiệm chẩn đoán bệnh, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.
Bị viêm gan B cấp tính có thể không cần điều trị
- Với những trường hợp mắc viêm gan B cấp, người bệnh cần được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Thông thường, với những người khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt, bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nghiêm trọng cần nhập viện và lúc này, bệnh nhân có cần dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị hay không là do bác sĩ chuyên khoa quyết định.
- Đối với những trường hợp viêm gan B mạn tính. Các bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm cần thiết và theo dõi, kiểm tra sức khỏe bệnh nhân định kỳ. Không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc điều trị. Các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh trong trường hợp cần phải điều trị.
Rất nhiều người tỏ ra lo lắng, vì sao họ mắc bệnh viêm gan B mạn tính mà lại không được dùng thuốc. Các chuyên gia giải thích như sau: Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nồng độ virus viêm gan B, độ hoạt động của virus viêm gan B cũng như chức năng gan có bị tổn thương hay không.
Đối với những trường hợp không phải dùng thuốc, người bệnh vẫn cần tái khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm để theo dõi sự tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng rượu bia trong giai đoạn này, không nên tự ý mua thuốc, dùng thuốc hoặc dùng một số loại thảo dược khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi bác sĩ có chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kịp thời theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không dùng thuốc đúng lúc, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tiêm vắc xin để phòng ngừa viêm gan B
Hiện nay, tiêm vắc xin là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả và đơn giản nhất. Trẻ sơ sinh nên được tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24h sau sinh để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Đối với trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan B cần được tiêm cả vắc xin viêm gan B và huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 24h.
Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần chủ động phòng bệnh với những lưu ý như quan hệ tình dục chung thủy và an toàn, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, tránh uống rượu bia để hạn chế làm gan tổn thương, dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để không gây hại cho gan. Bên cạnh đó, cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường ở gan và kịp thời điều trị.
Để được tìm hiểu thêm về dấu hiệu viêm gan B hoặc có nhu cầu xét nghiệm, tiêm phòng viêm gan B, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!