Tin tức
Vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt làm sao để tránh viêm nhiễm
- 06/09/2021 | Hướng dẫn vệ sinh vùng kín ở tuổi dậy thì để tránh viêm nhiễm phụ khoa
- 14/06/2021 | Mụn thịt dưới vùng kín là bị làm sao và phải xử lý thế nào
- 20/05/2021 | Khám phá: Lông vùng kín có tác dụng gì? Có nên cạo hay không?
1. Kinh nguyệt ở nữ giới và những vấn đề cần nhớ
1.1. Kinh nguyệt là gì, bắt đầu khi nào
Khi bạn gái bước vào giai đoạn dậy thì cũng là lúc não bộ phát ra tín hiệu để cơ thể sản xuất các hormone khiến cơ thể chuẩn bị cho một chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Các hormone này làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên, mô và mạch máu phát triển. Tiếp sau đó, ở một trong hai buồng trứng sẽ có tình trạng rụng trứng, trứng di chuyển xuống ống dẫn trứng. Đó chính là thời điểm bắt đầu của một chu kỳ kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày
Nếu việc thụ thai sẽ không xảy ra khi trứng không thụ tinh với tinh trùng. Lúc này, niêm mạc tử cung bị bong tróc và đi ra ngoài cơ thể qua đường âm đạo. Quá trình ấy tạo nên sự giải phóng mô và máu ở niêm mạc tử cung, được gọi là hành kinh (kinh nguyệt).
1.2. Thời gian và tần suất của một chu kỳ kinh
Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể chỉ diễn ra trong vài ngày với lượng máu kinh rất ít, thậm chí có khi chỉ là vài đốm máu màu nâu đỏ. Thường thì một kỳ kinh sẽ kéo dài khoảng 2 - 7 ngày. Ngày bắt đầu của chu kỳ kinh được tính từ ngày hành kinh đầu tiên của một tháng đến ngày đầu tiên ra máu của tháng tiếp theo.
Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt dài khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh trong khoảng 21 - 45 ngày vẫn được xem là bình thường. Trước tuổi 18, kinh nguyệt thường không đều đặn.
2. Cách vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt để tránh viêm nhiễm
2.1. Tại sao phải vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt đúng cách
Sở dĩ việc vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt cần thực hiện đúng cách là vì:
- Môi trường máu kinh ẩm ướt rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
- Cổ tử cung giai đoạn này mở ra nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong âm đạo, đến tử cung để gây viêm nhiễm sâu.
- Bộ phận sinh dục của nữ giới gần cơ quan bài tiết nước tiểu và phân nên những ngày hành kinh, vùng kín càng nhanh ẩm ướt, dễ bị nhiễm khuẩn khi không được vệ sinh sạch sẽ.
- Nếu vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt không sạch sẽ còn dễ làm cho vùng kín có mùi, ẩm ướt, ngứa ngáy,... từ đó khiến cho chị em thiếu tự tin trong đời sống tình dục.
- Nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách sẽ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới.
2.2. Nguyên tắc vệ sinh vùng kín cần nhớ
Trước khi nắm được cách vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt sao cho đúng, chị em phụ nữ cần nhớ các nguyên tắc vệ sinh sau đây:
Khi vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt chị em cần nhớ thay băng vệ sinh 4h/lần
- Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh âm hộ mỗi ngày, nhất là sau mỗi lần đi đại tiện hoặc tiểu tiện.
- Giữ cho bộ phận sinh dục luôn luôn sạch, khô và không đưa bất cứ vật gì vào sâu bên trong vùng kín.
- Tránh mặc quần lót ẩm ướt.
- Hạn chế tối đa việc lội hay ngâm mình lâu trong môi trường nước ô nhiễm.
- Trước và sau khi quan hệ tình dục cần nhớ vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín nên tránh các loại chứa nhiều hóa chất vì nó dễ tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm khô rát vùng kín. Tốt nhất nên chọn loại dung dịch có thành phần dưỡng ẩm cao để tạo màng và giữ ẩm cho vùng kín luôn ẩm ướt, tránh được các tác nhân gây hại.
2.3. Cách vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt
Để vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt đúng cách thì nữ giới cần nhớ:
- Cách 4 - 5 giờ thay băng vệ sinh/lần để không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Vào những ngày đèn đỏ không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm
- Rửa vùng kín bằng nước ấm để giúp cho vùng kín được thư giãn, giảm cảm giác tức nhẹ ở vùng kín vào những ngày này. Đây cũng là cách tránh cho vùng kín phải chịu lạnh đột ngột từ đó dễ bị đau bụng hành kinh. Ngoài ra, dùng nước ấm vệ sinh vùng kín còn góp phần cho độ pH, sự ổn định môi trường vùng kín tránh được những tác động xấu trong kỳ “đèn đỏ”.
- Hạn chế vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh vì nó chứa lượng axit và các hoạt chất tẩy rửa nên dễ làm cho môi trường bên trong âm đạo bị thay đổi.
- Thao tác rửa vùng kín đúng cách gồm: rửa từ trước ra đằng sau và chỉ rửa bên ngoài bộ phận sinh dục (âm hộ), sau khi lau cần dùng khăn khô thấm cho sạch.
- Hạn chế ngâm vùng kín quá lâu trong bồn tắm để không tạo thêm cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào.
- Không ngâm mình ở ao, hồ, sông, suối để tránh bị nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Chỉ rửa bên ngoài âm đạo, tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong.
- Kiêng quan hệ trong giai đoạn này vì môi trường máu kinh đang rất dễ nhiễm khuẩn.
- Chọn quần lót có chất liệu rộng rãi, thoáng mát, không quá chật để vùng kín được thở.
Về cơ bản, dù là ai đi chăng nữa thì việc vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt cũng nên được chú ý thực hiện cho đúng. Có làm như vậy thì các tác nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa mới không có cơ hội xâm nhập đến các vùng khác, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi không chú ý để vệ sinh vùng kín sạch sẽ những ngày này thì chúng ta sẽ rất dễ gặp phải sự khó chịu do tác nhân viêm nhiễm gây ra. Vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt không những giúp chị em an tâm trước các tác nhân gây hại bên ngoài mà còn tiếp thêm tự tin cho chị em trước bạn đời.
Nếu những chia sẻ về cách vệ sinh vùng kín trong thời kinh nguyệt trên đây còn khiến bạn đọc thắc mắc điều gì nữa thì hãy gọi ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp kỹ lưỡng hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!