Tin tức
Vết thương chảy huyết tương màu vàng: Nguyên nhân và hướng dẫn xử trí đúng cách
- 01/09/2023 | Vì sao vết thương lên da non bị thâm và cách khắc phục
- 01/04/2024 | Bị bỏng nên ăn gì để sớm hồi phục vết thương và giảm nguy cơ bị sẹo
- 07/12/2024 | Vết thương chảy máu không ngừng: Nguyên tắc sơ cứu cơ bản
1. Vết thương chảy huyết tương màu vàng là gì?
Vết thương chảy huyết tương là hiện tượng có dịch lỏng màu vàng rỉ ra từ vết thương hở. Huyết tương là phần lỏng của máu, gồm nước, protein, muối và chất dinh dưỡng. Màu vàng của huyết tương là do sự hiện diện của albumin và các chất khác.
Ngoài hiện tượng chảy huyết tương màu vàng, người bệnh cũng có thể gặp một số dấu hiệu khác như:
- Đau nhức và sưng tấy xung quanh vết thương.
- Mùi hôi ở vết thương (nếu có nhiễm khuẩn).
- Nóng rát hoặc khó chịu tại vùng có vết thương.
2. Nguyên nhân nào khiến vết thương chảy huyết tương màu vàng?
Vết thương hở là nguyên nhân phổ biến khiến vết thương chảy huyết tương màu vàng. Khi da hoặc mô dưới da bị tổn thương, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra huyết tương để làm sạch vết thương và hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương.
Hiện tượng chảy huyết tương màu vàng có tác dụng duy trì môi trường ẩm để ngăn ngừa hình thành lớp vảy khô cứng, giảm nguy cơ để lại sẹo tại vùng da bị thương.
Mặt khác, thành phần protein và globulin trong huyết tương sẽ giúp chống lại vi khuẩn và các yếu tố gây hại, tăng tốc độ tái tạo tế bào và collagen ở vùng tổn thương để vết thương mau lành.
Huyết tương chảy ra ở vết thương hở thường chỉ trong thời gian ngắn và không liên tục. Theo quá trình làm lành vết thương, huyết tương cũng tự khô dần và không lan rộng.
Vì thế, nếu gặp phải hiện tượng vết thương chảy huyết tương màu vàng, bạn có thể yên tâm đây chỉ là dịch sinh lý bình thường, không đáng lo ngại.
Quá trình tự lành khiến vết thương chảy huyết tương vàng
3. Xử trí như thế nào khi vết thương chảy huyết tương màu vàng?
3.1. Giữ vết thương khô và sạch
Khi vết thương đã được sát khuẩn sạch sẽ, hãy dùng gạc vô khuẩn băng vết thương lại. Việc làm này giúp vết thương được bảo vệ trước vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài để tránh nhiễm trùng. Mỗi ngày đều cần thay băng để giữ vết thương sạch sẽ.
3.2. Theo dõi vết thương và nghỉ ngơi
Bạn cần theo dõi vết thương thường xuyên để kiểm tra khả năng lành lại và dự phòng nguy cơ nhiễm trùng. Trong thời gian này, bạn cần cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các hoạt động gây căng thẳng cho vết thương như cọ xát hay vận động mạnh.
Vết thương được làm sạch và giữ khô sẽ giúp tránh được nguy cơ nhiễm trùng
3.4. Can thiệp y tế
Nếu vết thương chảy huyết tương màu vàng trong thời gian dài hoặc đi kèm các dấu hiệu sau thì bạn cần đến cơ sở y tế khám bác sĩ chuyên khoa ngay:
- Vết thương chảy mủ hoặc có mùi hôi.
- Đau nhức, sưng tấy nghiêm trọng.
- Không thể cầm máu hoặc vết thương không lành sau một thời gian dài.
- Mệt mỏi, sốt.
Trường hợp vết thương chảy huyết tương màu vàng do nhiễm trùng có thể được bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh điều trị. Chỉ khi thực hiện đúng chỉ định này thì người bệnh mới ngăn chặn được các nguy cơ biến chứng do nhiễm trùng gây ra.
Người có vết thương hở tốt nhất nên nghỉ ngơi để cơ thể tăng cường miễn dịch, giúp phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, các hoạt động có tính cọ xát hay vận động mạnh cũng nên dừng để tránh nguy cơ khiến vết thương bị ảnh hưởng.
Các trường hợp vết thương có bất thường cần được bác sĩ khám và xử lý ngay
4. Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương hở
Nhiễm khuẩn vết thương hở có thể xảy ra khi da bị tổn thương nhưng không được chăm sóc, xử lý đúng cách. Bạn có thể phòng ngừa tình trạng vết thương chảy huyết tương màu vàng bằng cách:
- Trước khi chạm vào vết thương, hãy rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch cồn sát khuẩn. Việc làm này giúp ngăn vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương.
- Sử dụng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý để rửa trôi bụi bẩn và mảnh vụn bám trên vết thương. Tránh sử dụng cồn hoặc oxy già để vệ sinh vết thương vì chúng có thể gây tổn thương mô, làm chậm quá trình lành vết thương.
- Sau khi rửa sạch, hãy lau khô vết thương bằng khăn mềm hoặc gạc vô trùng sau đó dùng gạc vô khuẩn để băng vết thương lại, tránh sự xâm nhập của bụi bẩn hay vi khuẩn. Thay băng hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn.
- Tránh cào gãi hoặc làm tổn thương thêm vùng da bị thương.
- Hạn chế cọ xát, va đập vào vết thương. Nếu công việc có nguy cơ gây tổn thương cao, cần dùng đồ bảo hộ phù hợp.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với sự ưu tiên thực phẩm giàu vitamin C và kẽm để thúc đẩy tái tạo mô, tăng tốc độ làm lành vết thương và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Quan sát sự thay đổi của vết thương để phát hiện kịp thời các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, dịch vàng kéo dài hoặc mùi bất thường.
Vết thương chảy huyết tương màu vàng có thể là hiện tượng làm lành tự nhiên nhưng cũng có thể là bất thường trong quá trình hồi phục. Vì vậy, cách tốt nhất khi gặp tình trạng này là người bệnh hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đúng và hướng dẫn xử trí an toàn. Chăm sóc vết thương đúng cách sẽ giúp tránh được các yếu tố bên ngoài xâm nhập, gây nhiễm trùng hoặc biến chứng nguy hiểm.
Quý khách hàng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường trong quá trình làm lành vết thương, có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám nhanh chóng cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC và biết cách xử trí an toàn, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!