Tin tức
Vì sao bệnh hô hấp dễ mắc phải khi giao mùa và hướng dẫn cách phòng ngừa
- 03/06/2022 | Chủ động phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa
- 23/09/2022 | Cập nhật xét nghiệm 7 trong 1 tại MEDLATEC: phát hiện Adenovirus và 6 tác nhân gây bệnh hô h...
- 31/01/2024 | Một số bệnh hô hấp thường gặp: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
1. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ về bệnh hô hấp khi giao mùa
Sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, giao mùa với điều kiện khí hậu lạnh, ẩm cũng là thời điểm các loại virus gây bệnh cảm lạnh phát triển mạnh và dễ dàng là lan truyền hơn. Trong đó, đường hô hấp là cơ quan mà mầm bệnh có thể dễ dàng xâm nhập và tấn công khi chúng ta hít thở.
Trời chuyển lạnh khiến bạn dễ mắc bệnh đường hô hấp
Không những vậy, vào mùa lạnh, chúng ta thường ít di chuyển ra ngoài và có xu hướng ở nhà nhiều hơn, đóng cửa để tránh bị nhiễm khí lạnh. Tuy nhiên, tình trạng không khí kém lưu thông chính là điều kiện thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật phát triển mạnh hơn.
Những tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là yếu tố quan trọng giúp tiêu diệt những tác nhân vi sinh vật. Ở các tỉnh phía Bắc, mùa đông có nhiều ngày không có nắng hay ánh sáng trong ngày giảm đi khiến vi khuẩn có thêm điều kiện thuận lợi để sinh sôi và phát triển.
2. Các bệnh hô hấp thường gặp
Dưới đây là một số bệnh hô hấp phổ biến có xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau:
- Bệnh cảm cúm: Bệnh do virus cúm gây ra với 3 chủng phổ biến là A, B và C. Bệnh có thể dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp và bùng phát thành dịch. Khi nhiễm virus cúm, bệnh nhân thường xuất hiện một số biểu hiện như sốt, sổ mũi, mệt mỏi, đau cơ, ho, buồn nôn, tiêu chảy,...
Sổ mũi có thể là do cảm cúm
Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này nhưng người cao tuổi, người có bệnh nên và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân có thể bị viêm phổi, viêm não,....
- Bệnh viêm xoang: Bệnh xảy ra khi màng niêm mạc lót trong lòng các xoang bị nhiễm trùng do vi trùng, siêu vi trùng hoặc cũng có thể là do tình trạng dị ứng khiến các lỗ xoang bị phù nề, thu hẹp đường kính, dẫn tới ứ đọng trong xoang, tích tụ chất nhầy bên trong.
Những triệu chứng bệnh thường gặp như đau nhức, nghẹt mũi, chảy dịch, sốt, điếc mũi,... Ở giai đoạn đầu, bệnh rất khó nhận biết, đến khi bệnh tiến triển thì triệu chứng bệnh thường rõ ràng hơn. Khi mắc viêm xoang, người bệnh cần điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ để giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và giảm nguy cơ biến chứng.
- Viêm thanh quản: Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn, virus hay nấm.
Trẻ mắc viêm thanh quản không được điều trị sớm có thể gây khó thở. Những biểu hiện bệnh thường gặp như sốt, khàn tiếng, thở rít,... Ở người lớn, bệnh có thể gây ra những triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, khàn hoặc mất tiếng, ho, nuốt vướng.
- Viêm phế quản: Là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản với những triệu chứng như ho, đờm, thở khò khè,... Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus. Bệnh có thể lây truyền khi:
+ Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
+ Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh.
- Viêm tiểu phế quản: Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do virus gây ra. Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường gặp phải một số triệu chứng như ho có đờm hoặc không, sốt, nghẹt mũi, thở khò khè, biếng ăn,...
- Viêm phổi: Bệnh thường do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra. Đây là tình trạng viêm các phế nang trong phổi, có thể xảy ra tại một hoặc nhiều vùng. Nếu tình trạng viêm xảy ra ở toàn bộ lá phổi thì vô cùng nguy hiểm.
Khi bị viêm phổi, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, tức ngực, khó thở, tăng thân nhiệt, cơ thể đổ mồ hôi, nôn, tiêu chảy,...
3. Hướng dẫn phòng tránh các bệnh hô hấp khi giao mùa
Để hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh hô hấp trong thời điểm giao mùa, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Khi trời trở lạnh, điều đặc biệt quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực và bàn chân.
- Phòng tắm phải kín gió, nên tắm bằng nước ấm và trước khi mặc quần áo phải lau khô người.
- Không nên lạm dụng điều hòa.
- Hạn chế thức khuya.
- Ăn sáng và luyện tập thể dục điều độ.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc họng bằng nước muối ấm.
- Không nên uống nước lạnh, kiêng thuốc lá, bia rượu.
- Ăn nhiều rau xanh và củ quả.
- Không tự ý mua thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh để điều trị bệnh hô hấp. Không dùng lại đơn thuốc cũ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đây là những lưu ý để tránh gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng khi điều trị bệnh về sau. Người bệnh chỉ nên uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Tiêm phòng cúm vào đầu mùa lạnh, tiêm ngừa phế cầu cũng là cách tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp và phòng ngừa tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch khoang mũi họng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn cũng là cách giúp bạn phòng ngừa nguy cơ lây truyền bệnh đường hô hấp từ người bệnh.
Bạn nên đi khám nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh về đường hô hấp
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp lúc giao mùa, các bệnh hô hấp thường gặp và lưu ý để phòng ngừa bệnh.
Mọi thông tin cần được giải đáp hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách liên hệ Chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!