Tin tức
Vì sao nổi mụn ở má trái và má phải và cách điều trị như thế nào?
- 08/09/2021 | Tìm hiểu 5 nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán ít ngờ nhất
- 20/04/2023 | Mụn ở mép môi có nguy hiểm không?
- 01/12/2023 | Đeo khẩu trang bị mụn - Phải làm sao để khắc phục?
- 31/01/2024 | Tự nặn mụn đầu đen ở mũi - Có nên không?
- 31/03/2024 | 7 cách ngăn ngừa mụn không nên bỏ qua
1. Tình trạng mụn ở má trái, má phải
Vùng má là nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn nên dễ gặp một số tình trạng mụn ở má trái hoặc má phải như:
● Mụn đầu trắng: là những nốt mụn có phần đầu màu trắng, không sưng, không đỏ, dáng mụn tròn, mọc lồi lên bề mặt da.
● Mụn đầu đen: kích thước khoảng 1mm dễ nhận biết với phần đầu mụn nhô lên da có màu đen hoặc nâu sẫm do oxy hoá. Loại mụn này không gây đau, sưng hoặc đỏ da.
● Mụn bọc hay còn gọi là mụn viêm do vi khuẩn tích tụ hình thành ổ viêm tạo thành nốt mụn sưng viêm, kích thước từ 2 - 5 mm. Vùng da xung quanh sưng đỏ, có mủ kèm cảm giác đau nhức.
Mụn ở má trái hoặc má phải gây mất thẩm mỹ, làm giảm sự tự tin và đôi khi có kèm cảm giác sưng đau khó chịu
Tuỳ vào tình trạng da cũng như nguyên nhân gây mụn ở má mà loại mụn xuất hiện cũng sẽ khác nhau. Mụn không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo mà đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bất thường của sức khỏe cũng như các vấn đề trong quá trình chăm sóc da, sinh hoạt hàng ngày.
2. Nguyên nhân khiến da nổi mụn ở má
Một số nguyên nhân thường gặp có nguy cơ gây nổi mụn ở má trái hoặc má phải như:
2.1. Chăm sóc da chưa đúng cách
Nếu làn da xuất hiện mụn ở vị trí má trái hay bất kì vị trí nào thì điều đầu tiên cần thực hiện chính là kiểm tra lại quy trình chăm sóc da hàng ngày. Bởi vì nếu chăm sóc da đúng cách thì da sẽ không mọc mụn hoặc chỉ thi thoảng có mụn khi cơ thể thay đổi nội tiết. Một số sai lầm phổ biến trong quá trình chăm sóc da dễ gây nổi mụn như:
● Làm sạch da chưa kỹ, nhất là khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi, ô nhiễm hoặc trang điểm khiến làn da tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn.
● Nhưng nếu rửa mặt quá nhiều lần trong ngày cũng khiến da khô và dễ gây mụn.
● Tẩy da chết không đúng cách gây tổn thương da.
● Sử dụng kem chống nắng không phù hợp với tình trạng da hoặc tẩy trang không kỹ gây bít tắc lỗ chân lông.
● Da thiếu ẩm gây tăng tiết dầu nhờn.
● Dùng sản phẩm chăm sóc da không hợp với tình trạng da.
● Thói quen thường xuyên chạm tay lên mặt, trong đó có vùng má.
● Một số đồ vật thường xuyên tiếp xúc với da như vỏ gối, chăn mền, drap giường, khẩu trang, quần áo,... không được vệ sinh sạch, thay định kỳ.
2.2. Da nhờn, lỗ chân lông to
Da dầu nhờn, lỗ chân lông to là kiểu da dễ bị mụn nhất nếu không được làm sạch, chăm sóc đúng cách. Người có cơ địa da dầu nhờn thường tiết nhiều dầu khiến tình trạng da ẩm hơn bình thường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm, dễ bị mụn đầu trắng cũng như mụn viêm. Đồng thời da nhờn thường đi kèm tình trạng lỗ chân lông to, dễ tích tụ bụi bẩn từ đó gây các loại mụn đầu đen.
Da dầu, lỗ chân lông to dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mụn
2.3. Căng thẳng
Thực tế cho thấy nhiều trường hợp nổi mụn ở má trái nói riêng hay nổi mụn nói chung là biểu hiện cảnh báo cơ thể đang bị căng thẳng. Điều này được giải thích khi hệ thần kinh gặp các áp lực đến từ công việc, cuộc sống hàng ngày sẽ bắt đầu tăng sản sinh hormone cortisol và androgen gây kích thích tuyến bã nhờn tiết dầu nhiều hơn. Lượng dầu thừa trên da càng tăng thì khả năng vi khuẩn phát triển gây các loại mụn viêm, mụn bọc càng cao.
2.4. Vấn đề về bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân tác động từ bên ngoài khiến da thừa dầu nhờn gây mụn thì tình trạng nổi mụn ở má trái cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề ở gan, mật, bệnh lý buồng trứng đa nang,...
Khi gan gặp các vấn đề như: viêm gan, suy giảm chức năng gan,... gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết khiến độc tố không được đào thải đúng cách. Tình trạng này kéo dài khiến độc tố tích tụ và biểu hiện bằng các nốt mụn sưng đỏ ở phần gò má hoặc má trái.
Ngoài ra, có thể đây cũng là dấu hiệu bất thường ở túi mật khi bị viêm nhiễm hoặc có sỏi khiến dịch mật tiết ra không đủ trong quá trình tiêu hoá. Bệnh lý buồng trứng đa nang ảnh hưởng trực tiếp đến hormone, khiến da sẽ bị lên mụn.
Vấn đề ở gan có thể là nguyên nhân gây mụn ở vùng da má
3. Cách điều trị cải thiện da mụn
Quá trình điều trị da mụn ở má trái cần kết hợp nhiều phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống, quy trình chăm da,... cụ thể:
3.1. Chăm sóc da sạch sẽ
Ngoài làm sạch bằng sữa rửa mặt thì người có làn da đang bị mụn nên thực hiện thêm bước tẩy trang để giúp loại bỏ bụi bẩn trên da kỹ hơn. Khi làm sạch thì chỉ nên thoa nhẹ nhàng, tránh chà xát khiến da bị tổn thương. Nên rửa mặt từ 1 - 2 lần mỗi ngày để làm sạch da. Ngoài ra cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da như da nhạy cảm, da mụn, da dầu, da khô,...
Hạn chế tiếp xúc tay trên vùng da đang bị mụn và không nên tự ý nặn mụn, bởi vì điều này có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn. Đồng thời lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có thương hiệu uy tín và đúng với tình trạng da theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.2 Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là yếu tố giúp thay đổi sức khỏe làn da từ bên trong. Để giảm tình trạng mụn ở mám, bạn nên lưu ý về chế độ ăn uống như:
● Hạn chế tối đa nạp đường vào cơ thể như nước ngọt, trà sữa, bánh ngọt, kẹo,...
● Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị cay, nóng.
● Không nên ăn thức ăn nhanh hoặc các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
● Bổ sung các loại rau xanh và trái cây trong chế độ ăn hàng ngày giúp tăng sức đề kháng cũng như thức đẩy quá trình hồi phục da khi điều trị mụn.
Thay đổi chế độ ăn uống để giúp cải thiện sức khỏe da
3.3. Duy trì lối sống lành mạnh
Quá trình điều trị mụn cần kết hợp nhiều thay đổi trong việc chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng này như:
● Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
● Tập thể dục thường xuyên để tăng cường trao đổi chất.
● Hạn chế dùng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
● Thường xuyên lau dọn vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ để tránh tình trạng bụi bẩn gây mụn. Đặc biệt đối với chăn ga, vỏ gối nên thay định kỳ hàng tuần hoặc thường xuyên hút bụi giường nệm để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tiếp xúc với da gây mụn.
● Uống nhiều nước lọc và bổ sung các loại nước ép hoa quả.
● Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ da khỏi tia UV và hạn chế bụi bẩn.
● Giữ tinh thần thoải mái, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài.
3.4. Điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp y khoa
Nếu xuất hiện mụn kéo dài thường xuyên hoặc lan rộng, tăng vùng viêm nhiễm thì có thể da cần can thiệp điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp y khoa chuyên sâu khác như tiêm cortisone, peel da, laser,.... Người bệnh cần lưu ý lựa chọn các cơ sở y khoa uy tín, chuyên nghiệp như chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị. Đồng thời không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị mụn tại nhà không có hướng dẫn hoặc chỉ định từ bác sĩ.
Lựa chọn các cơ sở da liễu uy tín để thăm khám, điều trị và MEDLATEC là đơn vị y tế được đánh giá cao về chất lượng
Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết của MEDLATEC đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mụn ở má trái, má phải cũng như mụn ở các vị trí khác trên da mặt. Nếu gặp bất kỳ vấn đề về da cần tư vấn hoặc đặt lịch thăm khám, Quý khách đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!