Tin tức
Viêm gân bánh chè: Hiểu đúng điều trị hiệu quả và phòng tránh
- 21/01/2021 | Viêm gân: triệu chứng nhận biết và những vùng dễ bị nhất
- 11/03/2022 | Những điều bạn cần biết về bệnh viêm gân
- 10/08/2022 | Giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm gân nguy hiểm như thế nào?
1. Hiểu rõ căn nguyên của bệnh viêm gân bánh chè
Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương và viêm xảy ra ở gân bánh chè, một phần gân quan trọng kết nối xương bánh chè ở đầu gối với xương chày ở cẳng chân. Tình trạng này không chỉ phổ biến ở các vận động viên mà còn có thể gặp ở bất kỳ ai thường xuyên sử dụng đầu gối với cường độ cao.
Viêm gân bánh chè là tình trạng tổn thương và viêm xảy ra ở gân bánh chè
1.1 Nguyên nhân của bệnh
Viêm gân bánh chè xảy ra khi các hoạt động vận động gây rách 1 vết nhỏ trên gân, từ đó gây viêm và đau. Những nguyên nhân có thể dẫn đến tổn thương gân bánh chè là:
- Chấn thương khớp gối liên tục hoặc mắc các bệnh lý về khớp mạn tính như lupus ban đỏ, gout, viêm khớp dạng thấp...
- Hoạt động thể thao cường độ cao: Các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao, nhảy xa, chạy đường dài, trượt tuyết,...yêu cầu động tác nhảy, tiếp đất, thay đổi tốc độ đột ngột, thực hiện các bài tập nặng hoặc lặp lại cùng một động tác nhiều lần mà không có thời gian nghỉ ngơi. Điều này tạo áp lực lớn lên gân bánh chè, dễ làm rách và viêm gân.
- Kỹ thuật vận động không đúng: Tư thế sai khi tập luyện hoặc tham gia thể thao có thể làm tăng nguy cơ tổn thương ở gân bánh chè.
- Yếu tố khác: Người béo phì, thừa cân, tuổi già có thoái hóa khớp gối, cơ đùi không đủ mạnh để hỗ trợ gối, hoặc mang giày không phù hợp cũng là những yếu tố góp phần dẫn đến bánh chè bị rách và viêm ở người.
1.2 Triệu chứng thường gặp khi bánh chè bị viêm
Triệu chứng của viêm gân bánh chè thường bắt đầu nhẹ và dần trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị. Các dấu hiệu điển hình của gân bánh chè viêm bao gồm:
- Đau nhức ở đầu gối: Đau thường tập trung ở phía trước đầu gối, ngay dưới xương bánh chè, và xuất hiện sau khi vận động mạnh.
Đau nhức ở đầu gối là triệu chứng thường gặp khi bánh chè bị viêm
- Sưng và cảm giác nóng ở gối: Vùng gối có thể bị sưng kèm cảm giác nóng.
- Đau tăng khi vận động: Cơn đau trở nên rõ rệt hơn khi thực hiện các động tác như quỳ gối, leo cầu thang, hoặc đứng lên sau tư thế ngồi xổm.
- Đầu gối mất linh hoạt: Việc gập hoặc duỗi đầu gối trở nên khó khăn do cảm giác căng cứng.
Ở giai đoạn đầu, cơn đau thường chỉ thoáng qua, nhưng nếu tình trạng kéo dài, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm gân bánh chè có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Rách gân nghiêm trọng: Tổn thương kéo dài có thể gây đứt gân, dẫn đến mất khả năng vận động.
- Chấm dứt sự nghiệp thể thao: Đối với vận động viên, viêm gân bánh chè không chỉ là một chấn thương mà còn có thể đe dọa sự nghiệp nếu không điều trị đúng cách.
Nhận biết sớm và áp dụng biện pháp phù hợp là cách tốt nhất để tránh những hậu quả nghiêm trọng này.
2. Cách điều trị gân bánh chè bị viêm hiệu quả
Viêm gân bánh chè là một tình trạng có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Dưới đây là thông tin về các phương pháp điều trị hiệu quả, phương pháp này có thể được bác sĩ điều chỉnh tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng lên gân bánh chè
Người bệnh không cần thiết phải ngừng hoàn toàn các hoạt động thể chất, nhưng cần nghỉ ngơi phù hợp với mức độ đau. Việc giảm bớt áp lực lên đầu gối sẽ giúp gân có thời gian phục hồi.
Người bệnh bị viêm gân bánh chè cần nghỉ ngơi phù hợp
- Kết hợp tập luyện và chườm lạnh
Các bài tập tăng cường cơ tứ đầu đùi giúp hỗ trợ khớp gối và giảm căng thẳng trên gân bánh chè. Sau khi tập luyện, hãy chườm đá lên vùng gối trong khoảng 10-20 phút để giúp giảm đau hiệu quả.
- Thay đổi môn thể thao
Đối với những người thường xuyên tham gia các môn thể thao có tính va chạm cao, việc chuyển sang các bộ môn ít áp lực lên đầu gối như bơi lội hoặc tập luyện với máy thể dục elip là một lựa chọn an toàn. Ngoài ra, các bài tập kéo căng cơ hông, cơ bắp chân, và cơ gân kheo cũng góp phần cải thiện sự linh hoạt và giảm căng thẳng cho gân bánh chè.
- Sử dụng thuốc
Để giảm đau và viêm, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng viêm như Ibuprofen hoặc Naproxen. Tuy nhiên, đối với người có tiền sử loét dạ dày hoặc các vấn đề tiêu hóa, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Trong trường hợp đau nghiêm trọng, người bệnh có thể cần:
- Sử dụng nạng: Hạn chế áp lực lên vùng gối bị tổn thương.
- Dùng nẹp gối: Cố định khớp gối và tạo điều kiện cho gân phục hồi tốt hơn.
- Vật lý trị liệu: Sử dụng sóng siêu âm, sóng ngắn, hoặc laser giúp giảm viêm và kích thích tái tạo mô. Xoa bóp và các bài tập kéo dài cở để cải thiện lưu thông máu và tăng cường độ linh hoạt của cơ bắp.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật rất hiếm khi được chỉ định. Phương pháp này chỉ được xem xét trong trường hợp gân bánh chè bị đứt hoặc các biện pháp điều trị nội khoa kéo dài không mang lại hiệu quả, cơn đau nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hoặc ngăn cản các hoạt động thể thao.
Việc điều trị viêm gân bánh chè đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ để đạt được kết quả tối ưu, giúp khôi phục chức năng vận động và ngăn ngừa biến chứng lâu dài.
4. Biện pháp phòng tránh viêm gân ở bánh chè
Để hạn chế nguy cơ mắc viêm gân bánh chè, bạn nên tuân thủ các biện pháp sau:
- Khởi động kỹ trước khi vận động giúp gân và cơ bắp thích nghi với áp lực.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp thông qua thực hiện các bài tập như squat, lunges để cơ đùi và đầu gối khỏe mạnh hơn.
- Tránh tập luyện quá mức và nghỉ ngơi đủ để cơ thể phục hồi.
- Sử dụng giày phù hợp khi tập luyện, một đôi giày chất lượng tốt, hỗ trợ giảm sốc sẽ giúp bảo vệ đầu gối khỏi tổn thương.
Tóm lại, viêm gân bánh chè là một vấn đề thường gặp, đặc biệt ở những người vận động nhiều hoặc chơi thể thao. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn, đồng thời bảo vệ sức khỏe xương khớp lâu dài. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của viêm gân bánh chè, đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!