Tin tức

Viêm phế cầu khuẩn là gì? Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Ngày 01/02/2024
Ngô Thị Mai Phương
Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Nếu không kịp thời nhận biết và điều trị, người bệnh có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm phế cầu khuẩn là gì và một số cách phòng bệnh hiệu quả.

1. Phế cầu khuẩn là gì?

Phế cầu khuẩn còn có tên là Streptococcus Pneumoniae – gồm nhiều chủng khác nhau. Loại vi khuẩn này thường khu trú ở họng, mũi,… Ở người khỏe mạnh, loại vi khuẩn này ít khi gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng kém, chẳng hạn như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính,… phế cầu khuẩn có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng, gây đe dọa tính mạng của người bệnh.

Phế cầu khuẩn gây ra một số bệnh về đường hô hấp

Phế cầu khuẩn gây ra một số bệnh về đường hô hấp

Vi khuẩn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe thông qua đường tiếp xúc giọt bắn có chứa khuẩn bệnh trong không khí hoặc những chất tiết do người bệnh hắt hơi, khạc nhổ,… Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với những đồ dùng cá nhân của người bệnh, bạn cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh.

2. Viêm phế cầu khuẩn là gì?

Cụm từ “viêm phế cầu khuẩn” được dùng để chỉ những bệnh lý viêm nhiễm do phế cầu khuẩn gây ra. Cụ thể là:

- Viêm phổi: Phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm phổi, trong đó người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng có nguy cơ cao. Khi bị viêm phổi, bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng như ho dai dẳng, ớn lạnh, sốt, tiết nhiều mồ hôi,… Trẻ nhỏ hơn thường có một số biểu hiện như bỏ bú, thường xuyên quấy khóc, thở gấp, sốt,…

Sốt có thể là biểu hiện nhiễm phế cầu khuẩn

Sốt có thể là biểu hiện nhiễm phế cầu khuẩn

Viêm phổi là bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh lại có những triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, các bậc phụ huynh thường khó nhận biết sớm những biểu hiện của con và khi trẻ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng thì mới đưa con đến cơ sở y tế. Lúc này, bệnh đã biến chứng nặng và việc điều trị bệnh thường rất khó khăn.

- Viêm màng não: Loại vi khuẩn này có thể xâm nhập và tấn công lớp màng bảo vệ não và tủy sống, từ đó gây viêm não. Trẻ 2 tuổi bị bệnh thường có nguy cơ tử vong cao. Khi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn, người bệnh thường có một số dấu hiệu như sau:

+ Buồn nôn hoặc nôn.

+ Ăn không ngon.

+ Nhạy cảm với ánh sáng.

+ Sốt cao.

+ Đau đầu.

+ Ngủ li bì.

+ Rối loạn ý thức.

+ Trẻ nhỏ bị bệnh sẽ thường gặp phải một số triệu chứng như khóc đêm bỏ bú, tiêu chảy, co giật,…

Viêm não do phế cầu khuẩn là tình trạng cần được điều trị sớm vì căn bệnh này dễ gây biến chứng, làm tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn và có nguy cơ gây tử vong rất cao.

- Viêm tai giữa: Phế cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm tai giữa. Phần lớn những trường hợp bị viêm tai giữa là do loại vi khuẩn này. Khi bị bệnh, trẻ thường có một số biểu hiện như quấy khóc, sốt cao, bỏ bú, chán ăn, thường xuyên kéo tai và bị đau ở vùng tai,…

Trẻ quấy khóc có thể là biểu hiện của bệnh

Trẻ quấy khóc có thể là biểu hiện của bệnh

Các bậc phụ huynh cần chú ý, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn có thể lây lan. Chính vì thế, cha mẹ nên cho con nghỉ học để đi khám, không nên cho con đến trường để tránh lây nhiễm cho các bạn khác. Hơn nữa, việc đi khám và điều trị sớm có thể giúp phòng tránh biến chứng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

- Nhiễm trùng huyết: Đây là một vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng và có nguy cơ gây tử vong cao. Người bệnh bị nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn thường gặp phải một số triệu chứng như lạnh run, sốt cao, rối loạn nhịp tim và rối loạn đông máu,… Tình trạng có quá nhiều vi khuẩn trong máu có thể gây phản ứng sốc, gây tổn thương các cơ quan nội tạng và nếu không được xử trí sớm, nguy cơ tử vong là rất cao.

3. Cách phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn

Mỗi người nên chủ động phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn bằng những cách sau:

- Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn: Độ tuổi phù hợp để tiêm vắc xin là từ 6 tuần đến 5 tuổi. Khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch chủ động và có thể phòng ngừa 10 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau. Do đó, dù con đã được tiêm phòng thì cha mẹ vẫn không nên chủ quan vì trẻ vẫn có thể mắc phải các chủng phế cầu khuẩn khác.

Nên tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ

Nên tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ

- Tránh các yếu tố tiếp xúc:

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn hay sau khi tiếp xúc với những bề mặt ở những nơi đông người.

+ Khi ho và hắt hơi nên che chắn vùng mũi, miệng.

+ Không nên hút thuốc lá.

+ Không nên tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.

+ Khi đến những nơi công cộng nên đeo khẩu trang.

Như vậy, phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và mỗi chúng ta nên chủ động để tránh nguy cơ bị lây nhiễm loại vi khuẩn này. Nếu có nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC bao gồm nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành trên khắp cả nước là địa điểm y tế đáng tin cậy. Đội ngũ bác sĩ MEDLATEC có trình độ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại là những yếu tố cơ bản và quan trọng tạo nên các dịch vụ y tế chất lượng tại đây.

Không những vậy, dịch vụ tiêm chủng với cả người lớn và trẻ em của MEDLATEC cũng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn bởi:

- Vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu từ các đơn vị uy tín.

- Quy trình tiêm chủng đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe hoặc đặt lịch tiêm chủng tại MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ