Tin tức

Viêm phế quản cấp là bệnh gì và dấu hiệu nhận biết sớm

Ngày 11/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Viêm phế quản cấp là một dạng nhiễm trùng hô hấp khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về bệnh và có thể nhận biết khi cơ thể xảy ra những triệu chứng bệnh. Dưới đây là thông tin về dấu hiệu viêm phế quản cấp và cách chữa bệnh hiệu quả.

1. Triệu chứng viêm phế quản cấp 

Viêm phế quản cấp xảy ra khi những ống dẫn khí của phế quản và các nhánh của nó bị viêm, sưng phù. Tình trạng này khiến thu hẹp đường lưu thông khí trong phổi và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như các vấn đề sức khỏe cho người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là các loai virus, vi khuẩn. 

Virus có thể gây viêm phế quản

Virus có thể gây viêm phế quản

Khi mắc viêm phế quản cấp, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện nhiều thay đổi bất thường, trong đó bao gồm: 

- Ho: Có thể là ho khan hoặc ho ra đờm.

- Khó thở, đau tức ngực nhất do ho nhiều. 

Người bệnh bị ho và khó thở

Người bệnh bị ho và khó thở

- Người mệt mỏi. 

- Sốt. 

- Thở rít: Biểu hiện thường gặp ở những trường hợp nghiêm trọng, không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp như:

- Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về đường hô hấp. 

- Hít phải khói thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa nhiều hóa chất độc hại và có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm đường hô hấp cũng như nhiều loại bệnh lý khác. Ngay cả những người chỉ hít khói thuốc thụ động cũng có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

- Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả, cơ thể sẽ vô cùng "yếu" trước những tác nhân gây bệnh và đó chính là lý do khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

- Độ tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và rất yếu. 

- Người có cơ địa dị ứng, hen suyễn cũng là nhóm đối tượng dễ bị viêm phế quản cấp vì họ dễ bị kích thích và tổn thương khi gặp các tác nhân gây bệnh.

2. Chẩn đoán viêm phế quản cấp

Ngoài việc thăm khám triệu chứng lâm sàng, khai thác các thông tin về tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt và ăn uống của người bệnh, bác sĩ có thể nghe tim phổi, kiểm tra tai mũi họng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng như sau: 

- Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng bilan viêm và các rối loạn điện giải nếu có: Thông thường, tùy vào tình trạng và mức độ tổn thương bệnh lý cần thực hiện các xét nghiệm vi sinh phù hợp, thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định này. Bên cạnh đó, nuôi cấy dịch mũi họng cũng có thể cần thiết trong các trường hợp cần tìm các tác nhân gây nhiễm khuẩn.

- Đo độ bão hòa oxy đánh giá tình trạng bão hòa oxy, đánh giá tình trạng khó thở của bệnh nhân. 

- Đo chức năng hô hấp để phân biệt với các tình trạng bệnh nhân bị ho. 

- Chụp X-quang ngực: Thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nghiêm trọng và có nghi ngờ bị viêm phổi. 

Chụp X-quang ngực để chẩn đoán bệnh

Chụp X-quang ngực để chẩn đoán bệnh

Thông thường, tình trạng ho sẽ chỉ kéo dài trong vòng 2 tuần. Các trường hợp bệnh nhân ho lâu hơn 8 tuần thì cần đi khám sớm và cần chụp X-quang ngực để kiểm tra sức khỏe. 

3. Điều trị viêm phế quản cấp 

Hiện nay, đa số bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị. Loại thuốc phổ biến nhất chính là thuốc kháng sinh và những loại thuốc để khắc phục các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Cụ thể: 

- Các loại thuốc điều trị triệu chứng: Phần lớn, người bệnh sẽ được điều trị triệu chứng bằng acetaminophen và bù dịch. Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định là thuốc giảm ho, loãng đờm và giãn phế quản:

+ Thuốc giảm ho: Không nên lạm dụng chỉ cần dùng khi người bệnh bị ho quá nhiều và cơn ho gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

+ Thuốc cường beta 2 dạng hít thường được chỉ định đối với những bệnh nhân có biểu hiện thở khò khè. Người bệnh không tự ý dùng thuốc. Các bác sĩ thường cân nhắc rất kỹ trước khi cho người bệnh sử dụng loại thuốc này vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như run, căng thẳng.

+ Thuốc tiêu đờm: Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có chỉ dẫn cụ thể.

- Các loại thuốc kháng sinh: Các loại thuốc này không mang đến quá nhiều lợi ích. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể trì hoãn kê đơn để hạn chế tình trạng dùng kháng sinh không cần thiết. Điều này có nghĩa là bác sĩ chỉ kê đơn nếu triệu chứng của người bệnh là do tác nhân vi khuẩn gây ra hoặc có bằng chứng bội nhiễm nhiễm trùng. 

Với các loại thuốc kháng sinh đường uống: Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và cần dùng đúng liều lượng để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ và giảm nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Thông thường, loại thuốc này được chỉ định với bệnh nhân bị ho gà hay bị nhiễm trùng do vi khuẩn. 

- Phương pháp khác: 

Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể dùng các phương pháp tự nhiên như ăn chanh đào ngâm mật ong, dùng nước muối sinh lý. Để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp tự nhiên này. Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh, bạn nên duy trì chế độ ăn cân bằng dưỡng chất, uống đủ nước mỗi ngày. Đây là những lưu ý để giúp cơ thể sớm hồi phục. 

Bạn nên đi khám nếu có biểu hiện bất thường

Bạn nên đi khám nếu có biểu hiện bất thường

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm phế quản cấp, đặc biệt là một số triệu chứng nhận biết bệnh sớm. Đây là loại bệnh phổ biến nhưng không vì thế mà bạn chủ quan. Hãy đi khám sớm nếu có biểu hiện bất thường. 

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám với chuyên gia Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ