Tin tức
Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân không ngờ đến từ loài virus nhỏ bé
- 29/09/2022 | Chuyên gia cảnh báo: Đừng chủ quan khi bị viêm phế quản!
- 22/04/2022 | Nguyên nhân trẻ hay mắc viêm phế quản và cách chăm sóc
- 24/10/2022 | Góc giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm phế quản có lây không?
- 11/05/2023 | Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh
- 31/05/2023 | Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không, làm sao để nhanh khỏi?
1.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ em?
Viêm phế quản là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở khí quản cũng như các phế quản lớn. Tác nhân thường gặp nhất gây ra bệnh viêm phế quản đó chính là virus. Trẻ em chính là đối tượng dễ bị viêm phế quản nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ từ 6 tháng - 3 tuổi.
Thời điểm thời tiết giao mùa, chuyển lạnh là lúc trẻ rất dễ bị viêm phế quản. Bệnh có thể đồng thời xuất hiện hoặc sau khi trẻ bị mắc những bệnh lý khác như ho gà, bệnh cúm hoặc sởi.
Thời tiết giao mùa dễ khiến viêm phế quản
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến viêm phế quản:
● Virus: được coi là tác nhân phổ biến nhất. Tuy nhỏ bé nhưng những loại virus như Parainfluenzae, Enterovirus, Influenzae A và B, Adenovirus type 1-7, virus hợp bào hô hấp (RSV), Human Bocavirus, Rhinovirus, Herpes Simplex Virus,... có thể xâm nhập và tấn công hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ. Nhất là khi trẻ đang bị mắc những bệnh về tai mũi họng thì chúng càng dễ gây bệnh viêm phế quản hơn.
● Viêm phế quản tái phát thường là do trẻ đang bị suy giảm sức đề kháng, trào ngược dạ dày thực quản, cơ địa dị ứng, bệnh xơ nang hoặc môi trường trẻ sinh sống có quá nhiều khói bụi,...
2. Cách nhận biết khi trẻ đang bị viêm phế quản
Khi bị viêm phế quản, đa phần trẻ sẽ có những biểu hiện sau:
● Sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè.
● Sốt nhẹ, thậm chí là bị sốt cao (> 39 độ C).
● Ho khan, ho có đờm, cơn ho xuất hiện nhiều vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy.
● Dấu hiệu khác: đau cơ, mệt mỏi, đau ngực, nôn mửa, bú kém,...
Nếu triệu chứng của trẻ tăng nặng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:
● Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực, da tím tái, khó thở.
● Sốt cao không hạ mặc dù đã dùng thuốc giảm sốt.
● Trẻ li bì, bỏ bú, khó đánh thức.
3. Chữa viêm phế quản ở trẻ em bằng phương pháp nào?
Điều trị viêm phế quản ở trẻ cần phải có sự kết hợp giữa các phương pháp y khoa và chăm sóc tại nhà, cụ thể:
● Đối với những trẻ bị nhẹ thì có thể chưa cần phải dùng đến thuốc kháng sinh. Cha mẹ nên chú ý đến việc giúp trẻ long đờm, thông thoáng đường thở, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ.
● Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phế quản thì hãy cho trẻ bú nhiều sữa mẹ, còn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì cho trẻ uống thêm nước.
● Vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng và giữ ấm cơ thể trẻ.
● Khi trẻ bị sốt thì cha mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hay ủ ấm quá kỹ. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những loại quần áo thoáng mát, rộng rãi để mặc cho trẻ.
● Khi trẻ có những triệu chứng bất thường như không hạ sốt, khó thở thì cần phải đưa trẻ đi nhập viện ngay.
Việc dùng thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ cần có sự kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa
4. Dinh dưỡng cho viêm phế quản
Đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng vì sẽ giúp tăng sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh. Theo đó, cha mẹ nên:
● Tăng cường nhóm thực phẩm trái cây, rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa trong thực đơn ăn uống của trẻ, bao gồm cà rốt, dâu tây, rau chân vịt,...
● Nên ưu tiên những món ăn dễ tiêu hóa nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất như trứng gà, ngũ cốc, đậu phụ, canh súp, gạo,...
● Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa đậu nành, sữa bò, sữa chua,...
● Tình trạng trẻ chán ăn rất dễ gặp phải khi trẻ bị viêm phế quản vì trẻ thường có cảm giác mệt mỏi, đau họng, vì vậy hãy cho trẻ uống nhiều nước để đảm bảo độ ẩm cho niêm mạc họng, đồng thời cha mẹ nên lựa chọn những món dễ nuốt như cháo, bột, súp,...
● Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không cần ép trẻ ăn quá nhiều vì khi bị ốm trẻ sẽ bị mệt mỏi, không muốn ăn, dễ ho và nôn trớ, hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa.
● Những loại thực phẩm nên kiêng: đồ ăn chế biến sẵn, đồ chứa nhiều dầu mỡ, nước ngọt, nước uống có gas, đồ ăn lạnh, thức ăn ngọt chứa nhiều đường,...
5. Viêm phế quản ở trẻ em nên phòng tránh ra sao?
Một số lưu ý quan trọng dành cho các bậc phụ huynh để phòng ngừa nguy cơ mắc viêm phế quản ở trẻ em:
● Viêm phế quản có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp từ người sang người, cụ thể là nếu trẻ tiếp xúc gần hay giao tiếp với người bệnh, virus chứa trong những giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho sẽ đi vào đường hô hấp của trẻ. Mặt khác, virus còn có khả năng sống sót lâu tới hàng giờ liền ngoài không khí, tồn tại trong những đồ dùng cá nhân như cốc chén, bát đĩa, khăn mặt, quần áo,... của người bệnh nên khi trẻ sờ vào những vật dụng này thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Chính vì vậy, cha mẹ nên dạy bé thói quen thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn, tránh nơi ô nhiễm, ăn uống hợp vệ sinh, không để trẻ tiếp xúc gần với khói thuốc lá hoặc những người đang bị bệnh, tránh tụ tập đông người. Khi cho trẻ ra đường, hãy chú ý cho trẻ đeo khẩu trang và che chắn kỹ lưỡng.
● Môi trường sống trong nhà cần đảm bảo luôn thoáng mát, ngăn nắp, sạch sẽ để ngăn chặn nguy cơ phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.
● Thường xuyên cho trẻ uống nước ấm và các món ăn bổ dưỡng từ rau xanh, trái cây tươi,...
● Giữ ấm cho cơ thể trẻ khi thời tiết giao mùa, ngăn không để viêm phế quản diễn tiến nặng vì sẽ dễ trở thành viêm phổi rất nguy hiểm.
● Khi trẻ có các dấu hiệu hắt hơi sổ mũi thì nên chú ý vệ sinh tay chân, mũi họng cho trẻ trước, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh bởi vì nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus nên việc dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Đồng thời việc dùng kháng sinh vô tội vạ sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh trong tương lai, rủi ro về tác dụng phụ cũng rất lớn.
● Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ viêm phế quản, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay từ sớm
Trên đây là những thông tin quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ về bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Vì hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện nên các bậc phụ huynh nên đặc biệt lưu ý bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây bệnh.
Nếu trẻ đang có những triệu chứng nghi ngờ bị viêm phế quản, cha mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại Chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y khoa MEDLATEC để được các chuyên gia, bác sĩ Nhi khoa thăm khám và tư vấn điều trị. Cha mẹ hãy liên hệ ngay đến hotline 1900565656 để tổng đài viên của MEDLATEC hỗ trợ đặt lịch khám ngay hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!