Tin tức
Viêm phế quản cấp: Những thông tin cần biết
- 06/08/2020 | Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em
- 29/07/2022 | Viêm phế quản cấp và những vấn đề cần lưu ý
- 14/08/2020 | Tổng quan về bệnh lý viêm phế quản ở trẻ
- 11/09/2020 | Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm đến tính mạng không?
1. Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản cấp tính
Phế quản là đường ống dẫn khí từ bên ngoài đi vào phổi được chia thành nhiều nhánh từ lớn đến nhỏ. Trong đó có 2 nhánh lớn được gọi là phế quản gốc ở bên trái và phải. Viêm phế quản cấp xảy ra khi các tế bào ở lớp niêm mạc của ống phế quản bị tổn thương gây sưng phù tổ chức mô dưới niêm mạc, cơ trơn co thắt, lòng ống tăng tiết dịch. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến là:
● Virus: Các loại virus như Herpes, cúm A, cúm B, Sar-CoV-2,… là tác nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm cấp tính ở phế quản.
● Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, E.coli, H.Influenzae,… có thể xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm cả tình trạng viêm nhiễm phế quản cấp tính.
● Bệnh lý: Acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, tràn vào phế quản hoặc bệnh nhân bị dị ứng đường hô hấp trên cũng có thể khiến phế quản bị viêm.
● Thời tiết thay đổi: Lý do khiến phế quản bị viêm, sưng không thể bỏ qua là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm cho niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng.
● Khói thuốc lá: Khi phế quản tiếp xúc với khói thuốc lá, thành phần Nicotin có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc dẫn đến viêm, sưng.
● Sức đề kháng yếu: Cơ thể có sức đề kháng yếu như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý mạn tính hoặc bị cảm lạnh là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
● Hóa chất: Cơ thể khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như Amoniac, Clo,… sẽ gây ra phản ứng kích ứng đường hô hấp dẫn đến viêm nhiễm.
Nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản cấp và mạn tính
2. Những biểu hiện và biến chứng của viêm phế quản cấp
Tùy từng người mà những triệu chứng khi bị viêm cấp tính phế quản có thể khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì bạn cũng cần đi khám để chẩn đoán và điều trị nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng
Một số triệu chứng phổ biến mà bệnh nhân bị viêm phế quản cấp thường mắc phải là:
● Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài, đi kèm là tình trạng đau tức ngực, khó thở, thở gấp, chảy nước mũi.
● Cổ họng sưng, ngứa, đau rát.
● Sốt từng cơn hoặc kéo dài với mức độ khác nhau.
● Xuất hiện đờm ở cuống họng màu xanh, trắng hoặc vàng.
● Niêm mạc phế quản sưng nên khi không khi đi qua sẽ có tiếng khò khè.
● Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, cơ thể xanh xao.
Phế quản bị viêm có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau
Biến chứng
Viêm phế quản cấp nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ chuyển sang mạn tính hoặc tái phát nhiều lần. Thông thường, ổ viêm sẽ trở nên nặng hơn sau những lần tái bệnh tái phát. Biến chứng nặng hơn có thể dẫn đến viêm giãn phế quản hoặc suy hô hấp.
Do đó, trường hợp các triệu chứng viêm phế quản cấp tính kéo dài từ 5 ngày trở lên mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để can thiệp điều trị bằng những phương pháp hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc điều trị sớm và dứt điểm tình trạng viêm cấp tính phế quản còn hạn chế nguy cơ hình thành ung thư phổi, lao phổi, hen phế quản,…
Phế quản viêm cấp tính có thể chuyển sang mạn tính nếu tái phát nhiều lần
3. Những cách phòng ngừa bị viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính là một bệnh lý phổ biến và có thể gặp phải nhiều lần. Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
● Tiêm vắc xin cúm, phế cầu để tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh.
● Rửa tay thường xuyên giúp ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,…
● Khi có người xung quanh bị cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm khác thì nên hạn chế tiếp xúc để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
● Khi đến những nơi công cộng hoặc đi ngoài đường, bạn nên giữ thói quen đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh.
● Sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt bát nước trong phòng có thể giúp giữ cho đường hô hấp ẩm, giảm nguy cơ kích thích niêm mạc phế quản đồng thời loại bỏ những chất có thể gây dị ứng như lông thú cưng, hoa tươi,…
● Không hút thuốc và tránh những môi trường có nhiều khói, bụi, hóa chất để hạn chế phản ứng kích thích đường hô hấp.
● Ăn uống lành mạnh và duy trì sức khỏe thông qua rèn luyện mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
● Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để giúp niêm mạc phế quản duy trì độ ẩm, hỗ trợ quá trình làm sạch đường hô hấp.
● Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là khi vào thời điểm giao mùa.
● Nếu bạn mắc các bệnh lý về tai mũi họng, trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh lý khác làm suy giảm hệ miễn dịch thì cần phải điều trị dứt điểm để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.
Việc nắm rõ những thông tin liên quan đến viêm phế quản cấp tính sẽ giúp bạn đưa ra biện pháp chăm sóc sức khỏe cho chính mình hiệu quả và khoa học. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này đôi khi không làm bệnh thuyên giảm mà còn khiến vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ viêm nhiễm phế quản cấp tính hay đến ngay Chuyên khoa Hô Hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn từ đó tư vấn biện pháp điều trị và chăm sóc thích hợp.
Khách hàng đang thăm khám và điều trị tại MEDLATEC
Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo số 1900 565656, nhân viên hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!