Tin tức

Xác định đột biến kháng Clarithromycin: những điều nên biết

Ngày 16/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Ở nước ta, tỷ lệ người bị nhiễm virus HP dạ dày chiếm 70 - 90%. Điều đáng nói là vi khuẩn này lại có thể gây nên bệnh ung thư dạ dày. Đặc biệt, gần đây đã có nghiên cứu xác định đột biến kháng Clarithromycin đối với vi khuẩn HP khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về dạng đột biến này.

1. Khái quát về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày và thuốc kháng sinh Clarithromycin

1.1. Về việc sử dụng kháng sinh trong điều trị vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày

Từ thời điểm xác nhận được sự có mặt của virus HP trong dạ dày thì bệnh dạ dày đã được xác định là bệnh nhiễm trùng và điều trị bằng kháng sinh. Năm 1994, vi khuẩn HP đã được Tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới xếp vào danh sách tác nhân gây ung thư nhóm I. Do đó, việc tiêu diệt vi khuẩn này vô cùng cần thiết để phòng ngừa ung thư dạ dày. 

Helicobacter pylori là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày

Helicobacter pylori là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày

Điều đáng nói là tình trạng kháng kháng sinh đang có chiều hướng tăng lên. Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ định nghĩa kháng kháng sinh là vi khuẩn có khả năng chống lại các kháng sinh dùng để tiêu diệt chúng. Nếu bệnh nhân bị nhiễm HP dạ dày đề kháng với một loại kháng sinh nào đó thì quá trình dùng thuốc vừa không có tác dụng vừa khiến vi khuẩn tiếp tục sinh sôi.

Gần đây, đã có nghiên cứu xác định được có tình trạng đột biến kháng Clarithromycin - một loại kháng sinh được dùng để điều trị HP dạ dày.

1.2. Thuốc kháng sinh Clarithromycin điều trị HP dạ dày

Clarithromycin là kháng sinh có mặt trong phác đồ 3 thuốc dùng để tiêu diệt HP. Kháng sinh này thuộc nhóm macrolid bán tổng hợp được sử dụng nhằm mục đích ức chế sự tổng hợp protein và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP thông qua cơ chế gắn với 50S ribosom. Khả năng hấp thụ và chuyển hóa qua đường tiêu hóa của thuốc Clarithromycin tương đối cao nên cho hiệu quả tốt trong điều trị vi khuẩn HP.

Thuốc Clarithromycin dùng kết hợp với đối kháng thụ thể histamin H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton, cũng có khi bác sĩ sẽ kết hợp cùng loại thuốc kháng khuẩn khác để tiêu diệt HP trong giai đoạn bệnh tiến triển. 

Clarithromycin đạt nồng độ cao nhất và chuyển hóa 14 - hydroxy clarithromycin 0.6 - 0.7 µg/ml ngay sau khi uống một liều 250 mg. Cùng mức liều lượng này ở trạng thái cân bằng động cho nồng độ đỉnh khoảng 1 µg/ml.

Clarithromycin - kháng sinh bán tổng hợp được dùng trong điều trị HP dạ dày

Clarithromycin - kháng sinh bán tổng hợp được dùng trong điều trị HP dạ dày

2. Xác định đột biến kháng Clarithromycin trong điều trị HP dạ dày

2.1. Phân loại vi khuẩn HP đề kháng kháng sinh

Có 2 dạng HP đề kháng kháng sinh:

- Nguyên phát

Người bệnh bị nhiễm HP đề kháng nguyên phát với một loại kháng sinh nào đó khi chưa từng được dùng loại kháng sinh này trong điều trị HP nhưng có thể đã dùng kháng sinh đó khi điều trị bệnh lý khác.

- Thứ phát

Bệnh nhân nhiễm HP đề kháng thứ phát với một loại kháng sinh khi đã được dùng kháng sinh đó để tiêu diệt HP nhưng không thành công.

2.2. Cơ chế kháng kháng sinh Clarithromycin của vi khuẩn HP dạ dày 

Clarithromycin được hoạt động dựa trên cơ chế gắn với ribosome của gen 23S rRNA ở vị trí vòng peptidyl transferase. Điều này giúp cho thuốc có thể ức chế sự tổng hợp protein của HP dạ dày.

Sở dĩ vi khuẩn HP dạ dày kháng Clarithromycin là bởi: khả năng thay đổi tính thấm màng tế bào, đột biến điểm trên gen, hệ thống bơm ngược và giảm oxy hóa khử nội bào. 

Xác định đột biến kháng Clarithromycin ở vị trí 2142 và 2143 của gen 23S rRNA. Đột biến này làm tiểu phần 50S ribosome thay đổi cấu trúc và giảm kết dính macrolides với ribosome. Điều này khiến cho việc sử dụng Clarithromycin không đạt hiệu quả tiêu diệt HP dạ dày. Ngoài ra, một số vị trí khác cũng xác định đột biến kháng Clarithromycin như: A2115G, G2141A, G2224A, T2182C,...

Năm 2024, nghiên cứu của Nguyễn Thúy Vinh và cộng sự tại Hà Nội đã chỉ ra rằng tỷ lệ đề kháng của HP dạ dày với kháng sinh Clarithromycin là 5.5%. Tỷ lệ này ở khu vực Sài gòn là 38.5% (theo nghiên cứu của Lê Đình Minh Nhân và cộng sự vào năm 2006).

Xác định đột biến kháng Clarithromycin khiến cho việc điều trị HP dạ dày gặp khó khăn

Xác định đột biến kháng Clarithromycin khiến cho việc điều trị HP dạ dày gặp khó khăn

Nghiên cứu này đã cho kết quả tỷ lệ HP đề kháng với thuốc Clarithromycin ở nhóm người bị viêm dạ dày vào khoảng 41.5%. Mức đề kháng chung khoảng 25.8 - 44.7%, đề kháng nguyên phát khoảng 0.2 - 33.0% và đề kháng thứ phát khoảng 56.9 - 84.6%. Việc xác định đột biến kháng Clarithromycin cho thấy hiệu quả điều trị của phác đồ 3 thuốc tương đối thấp.

Các nghiên cứu khác dựa trên đồng thuận Maastricht IV và tình hình HP đề kháng với Clarithromycin cũng chỉ ra rằng, việc dùng loại kháng sinh này để tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày không còn phù hợp nữa. Một nghiên cứu khác của Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh chỉ ra sự gia tăng của tình trạng HP dạ dày kháng Clarithromycin trên toàn thế giới.

Xác định đột biến kháng Clarithromycin được thực hiện dựa trên phương pháp giải trình tự gen và PCR. Bằng cách sử dụng mẫu sinh thiết dạ dày của người bị viêm loét dạ dày - tá tràng do HP, bác sĩ đã xác định được sự phân bố và tỷ lệ của đột biến kháng Clarithromycin là 81.2%. Trong số này, đột biến C2182T khoảng 2%, đột biến A2143G khoảng 77.7% và không có đột biến A2142G. 

Kết quả từ những nghiên cứu nêu trên đều xác định đột biến kháng Clarithromycin. Chính sự kháng kháng sinh của vi khuẩn này đã khiến cho việc điều trị HP dạ dày gặp khó khăn và hiệu quả tiêu diệt HP gây viêm loét dạ dày - tá tràng tương đối thấp khi sử dụng kháng sinh này.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách hiểu thêm về việc xác định đột biến kháng Clarithromycin và khó khăn trong điều trị HP dạ dày bằng loại thuốc này. 

Để chẩn đoán bệnh lý HP dạ dày, quý khách hàng có thể đến thăm khám tại Chuyên khoa Tiêu hóa - Hệ thống Y tế MEDLATEC. Toàn bộ quá trình nội soi đều được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, kinh nghiệm lâu năm, dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy nội soi ống mềm tích hợp thêm phân tích ánh sáng dải tần hẹp NBI, dễ dàng phát hiện các điểm bất thường tại đường tiêu hóa. Nhờ vậy, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về tính chính xác của kết quả chẩn đoán mà mình nhận được.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch nội soi tiêu hóa cùng bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được xác nhận nhanh chóng. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.