Tin tức

Xét nghiệm iron có ý nghĩa gì và nên tiến hành khi nào?

Ngày 17/05/2023
Như chúng ta đã biết thì sắt đóng một vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động sống của cơ thể. Khi nồng độ nguyên tố này dao động (thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường) thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nào đó. Xét nghiệm iron hay còn gọi là xét nghiệm sắt huyết thanh sẽ giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý mà bạn đang mắc phải liên quan tới nguyên tố này. 

1. Tầm quan trọng của sắt đối với cơ thể con người

Sắt là nguyên tố vi lượng có mặt trong gần như mọi tổ chức của cơ thể, từ các enzyme, myoglobin cho đến hemoglobin. Nguyên tố này có vai trò như sau:

  • Tham gia tích cực vào quá trình tổng hợp ADN và tạo hồng cầu;

  • Hỗ trợ vận chuyển O2 và CO2 trong hoạt động hô hấp, vận chuyển electron,...;

  • Dự trữ oxy tại các cơ;

  • Tăng cường hệ miễn dịch;

  • Là một trong các thành phần của các men quan trọng;

  • Sắt không thể thiếu cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Sắt tồn tại nhiều trong thực phẩm xung quanh chúng ta

Sắt tồn tại nhiều trong thực phẩm xung quanh chúng ta

Ở một người bình thường khỏe mạnh thì phần lớn lượng sắt được tổng hợp trong cơ thể là có nguồn gốc từ sự phân hủy của các hồng cầu già. Một lượng nhỏ còn lại của sắt sẽ được đào thải thông qua đường mồ hôi, nước tiểu và phân. Để duy trì được tỷ lệ ổn định của sắt trong cơ thể, chúng ta sẽ phải nạp thêm sắt từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Sắt sẽ được chuyển hóa và hấp thụ tại các các cơ quan trong hệ tiêu hóa, bao gồm dạ dày, đoạn đầu hỗng tràng và hành tá tràng. 

2. Nguyên nhân làm thay đổi lượng sắt huyết thanh trong cơ thể

Có thể bạn chưa biết, trong máu của chúng ta có một loại protein được gọi là Transferrin với công dụng vận chuyển nguyên tố sắt tới các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tổ chức cơ và các tủy xương. Xét nghiệm iron giúp chúng ta đo lường được hàm lượng sắt gắn kết với Transferrin, qua đó có thể đánh giá được bệnh nhân đang bị dư thừa hay thiếu hụt sắt.

3.1. Hàm lượng sắt huyết thanh thấp

Sắt huyết thanh trong cơ thể bị giảm thường là do những nguyên nhân sau:

  • Suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu sắt;

  • Thiếu máu;

  • Cơ thể hấp thu kém;

  • Mất máu qua hệ tiết niệu, sản phụ khoa hay xuất huyết đường tiêu hóa;

  • Nhu cầu sắt của cơ thể tăng do: trải qua chu kỳ kinh nguyệt, đang mang thai, giai đoạn tăng trưởng, nhiễm trùng cấp và mạn tính, mới phẫu thuật xong, mắc bệnh lý u tân sinh, ung thư, hội chứng viêm (viêm khớp dạng thấp),...;

  • Nguyên nhân khác: suy giáp, hội chứng tăng ure máu, hội chứng thận hư, bị bỏng trên diện rộng,...

Thiếu máu là nguyên nhân gây giảm sắt huyết thanh

Thiếu máu là nguyên nhân gây giảm sắt huyết thanh

3.2. Hàm lượng sắt huyết thanh cao

Nguyên nhân khiến nồng độ sắt huyết thanh tăng cao là do:

  • Dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin nhóm B (B6, B12), sắt;

  • Ngộ độc sắt do dùng quá liều thực phẩm chức năng;

  • Mắc các bệnh về gan như viêm gan, hoại tử tế bào gan;

  • Bệnh thiếu máu tan huyết: xảy ra khi hồng cầu bị phá hủy hàng loạt do gặp phải bất thường nào đó.

3. Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm iron?

Xét nghiệm iron sẽ được chỉ định trong những trường hợp dưới đây:

  • Kết quả chỉ số hemoglobin trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có dấu hiệu bất thường;

  • Bệnh nhân có các biểu hiện của tình trạng thiếu sắt, thiếu máu như: niêm mạc nhợt nhạt, da xanh xao, lưỡi nhợt, nhẵn vì bị mòn hoặc mất gai lưỡi, góc miệng có vết loét, móng khô, lông, tóc yếu dễ gãy. Ngoài những triệu chứng này, bệnh nhân còn hay cảm thấy mệt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi thay đổi tư thế, hoạt động thể chất và trí lực giảm, tức ngực. Ở trẻ em là dấu hiệu nhận thức kém, học hành sa sút. Bên cạnh đó một triệu chứng đặc trưng khác của tình trạng thiếu sắt là thèm ăn các vật chất có mùi vị đặc biệt như đất sét, phấn, bụi bẩn, cam thảo,...;

  • Nghi ngờ bệnh nhân bị thừa sắt với các biểu hiện như: mệt mỏi, cơ thể yếu ớt, đau khớp, đau bụng, thiếu năng lượng, vấn đề về tim mạch, giảm ham muốn tình dục,...

Mẫu bệnh phẩm cần lấy để xét nghiệm đó là mẫu máu. Bác sĩ sẽ lấy máu của bệnh nhân ở vị trí cánh tay hoặc mu bàn tay. Trước khi tiến hành lấy mẫu thì trước đó 12 tiếng bạn cần nhịn đói (vẫn có thể uống nước lọc như bình thường). Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là trước 10 giờ sáng vì đây chính là lúc sắt huyết thanh trong cơ thể đạt nồng độ cao nhất trong ngày.

4. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm iron

Đôi khi kết quả xét nghiệm iron có thể không chuẩn xác và hiện tượng này thường bắt nguồn từ những yếu tố sau:

  • Trong vòng 48h trước khi thực hiện lấy mẫu máu, bệnh nhân sử dụng vitamin B12 khiến hàm lượng sắt huyết thanh tăng cao giả;

  • Người bệnh đang sử dụng thuốc ngừa thai và không trì hoãn việc dùng thuốc trước khi tiến hành xét nghiệm. Điều này có thể làm tăng nồng độ sắt huyết thanh;

  • Bệnh nhân dùng thuốc chứa sắt, dextran sắt cũng có nguy cơ làm tăng sắt trong máu trước thời điểm xét nghiệm;

  • Một số loại thuốc cũng có khả năng làm tăng hàm lượng nguyên tố sắt trong cơ thể đó là: estrogen, methimazole, sulfate sắt, chloramphenicol, cefotaxim, methotrexat,...;

  • Kết quả chỉ số sắt huyết thanh giảm có thể là do tăng lipid máu gây đục mẫu bệnh phẩm hoặc do viêm;

  • Những thuốc khiến nồng độ sắt huyết thanh giảm bao gồm: hormone hướng thượng thận, Allopurinol, risperidon, metformin, cholestyramin, testosterone, progestin, aspirin, pergolide,...

Trước khi thực hiện xét nghiệm iron, bạn không nên sử dụng vitamin B12

Trước khi thực hiện xét nghiệm iron, bạn không nên sử dụng vitamin B12

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một địa chỉ uy tín để thực hiện xét nghiệm iron thì có thể tìm hiểu dịch vụ thăm khám và xét nghiệm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

MEDLATEC là đơn vị quy tụ đội ngũ các y bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại và sở hữu các Trung tâm Xét nghiệm được công nhận song hành 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 151589:2012 và CAP. Những ưu điểm này chính là lý do khiến MEDLATEC trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trên mọi miền tổ quốc đến khám và điều trị bệnh.

Không chỉ có xét nghiệm iron mà nhiều loại xét nghiệm khác MEDLATEC cũng có đủ năng lực để thực hiện. Ngoài ra MEDLATEC còn tích cực triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp các khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian đi lại vô cùng thuận tiện.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về xét nghiệm iron và các dịch vụ khác tại MEDLATEC, mời quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay!

Từ khoá: vitamin b12

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ