Tin tức
Xét nghiệm nội tiết tố - kỹ thuật quan trọng đối với sức khỏe sinh sản
- 12/08/2020 | Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai - cần thiết hay không?
- 19/08/2021 | Nữ giới nên biết: khi nào cần xét nghiệm nội tiết tố nữ
- 16/09/2024 | Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu, ai nên thực hiện?
1. Khái niệm xét nghiệm nội tiết tố nữ
Xét nghiệm nội tiết tố nữ là chìa khóa giúp bác sĩ khám phá và hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khỏe liên quan đến nội tiết tố nữ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Những xét nghiệm này giúp đo lường nồng độ của các hormone như: estradiol, FSH, LH, Progesterone, Prolactin, testosteron.
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có thể được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Chẩn đoán: Giúp xác định nguyên nhân của các tình trạng như vô sinh, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
Xét nghiệm nội tiết tố nữ được ứng dụng trong quá trình chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản
- Theo dõi: Việc xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp theo dõi sự thay đổi trong quá trình điều trị các tình trạng như rối loạn kinh nguyệt, bệnh nhân ung thư, phụ nữ điều trị vô sinh hoặc những phụ nữ chuyển giới đang thực hiện liệu pháp hormone thay thế;
- Sàng lọc: Xét nghiệm hormone còn có thể dùng để phát hiện vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Ví dụ, trong thai kỳ, một số hormone như estradiol, progesterone giúp theo dõi sự phát triển của thai trong 3 tháng đầu.
2. Những chỉ số cần lưu ý khi xét nghiệm nội tiết tố nữ
Việc lựa chọn các xét nghiệm nội tiết tố và xây dựng phác đồ điều trị sẽ do bác sĩ chuyên khoa thực hiện dựa trên từng đối tượng cụ thể, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả với những chỉ số quan trọng như sau:
Testosterone
Mặc dù testosterone thường được xem là hormone nam, nhưng nó cũng tồn tại trong cơ thể phụ nữ. Mức độ testosterone của phụ nữ dao động trong khoảng từ 0.29-1.67nmol/L và không cần lưu ý về thời điểm thực hiện xét nghiệm vì không ảnh hưởng đến kết quả.
Estrogen
Là hormone quan trọng đối với sức khỏe nữ giới. Estrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng dưới ba dạng chính:
- E1 (Estrone): Estrogen yếu nhất, duy trì sản xuất sau mãn kinh;
- E2 (Estradiol): Việc đo lường nồng độ estradiol là rất quan trọng vì nó giúp phát hiện sớm các bất thường về nội tiết, chẳng hạn như tình trạng thừa estrogen có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau đầu, rụng tóc và tăng nguy cơ ung thư vú;
- E3 (Estriol): Thường được kiểm tra ở phụ nữ mang thai để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Progesterone
Khi progesterone tăng quá mức, phụ nữ thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe như đau vú, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và giảm ham muốn tình dục. Mặc dù có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khi nồng độ tăng quá cao, progesterone lại vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sự phát triển của thai nhi. Mức progesterone bình thường dao động từ 5 đến 20 ng/mL.
FSH (Follicle Stimulating Hormone)
FSH kích thích sự phát triển của tế bào noãn và sự tiết estrogen. Nồng độ FSH tăng cao có thể liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng hoặc rối loạn nội tiết tố như hội chứng buồng trứng đa nang. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, chỉ số FSH thay đổi theo các giai đoạn trong chu kỳ kinh.
AMH (Anti-Müllerian Hormone)
Dự trữ buồng trứng có thể được đánh giá một cách chính xác thông qua chỉ số AMH. Mức AMH thấp có thể cho thấy dự trữ buồng trứng kém, khả năng đáp ứng kém với thuốc trong hỗ trợ sinh sản, trong khi mức AMH quá cao có thể gây kích thích buồng trứng quá mức khi dùng thuốc trong hỗ trợ sinh sản.
Xét nghiệm AMH đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị vô sinh
LH (Luteinizing Hormone)
LH được tiết ra từ tuyến yên và có vai trò làm cho trứng trưởng thành và phóng noãn, cũng như kích thích buồng trứng sản xuất estradiol. Bệnh buồng trứng đa nang có thể được nhận biết qua việc đánh giá mức LH khi chỉ số này tăng cao.
Prolactin
Quá trình tiết sữa và ngừng rụng trứng trong thời gian cho con bú có sự tham gia của hormone prolactin. Mặc dù mức prolactin cao ở phụ nữ đang cho con bú là bình thường, nhưng mức prolactin cao vượt ngưỡng an toàn có thể gây vô sinh.
3. Thời điểm xét nghiệm nội tiết tố nữ
Việc lựa chọn thời điểm xét nghiệm nội tiết tố nữ rất quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác, vì nồng độ các hormone nữ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là thời điểm lý tưởng để tiến hành các xét nghiệm khác nhau:
- Xét nghiệm LH và FSH: Ngày thứ 2 - 4 của chu kỳ kinh nguyệt là thời điểm phù hợp để thực hiện xét nghiệm này;
- Xét nghiệm Progesterone: Nên thực hiện vào ngày thứ 21 đến ngày thứ 28 của chu kỳ kinh nguyệt (đối với chu kỳ 28 ngày);
- Các xét nghiệm AMH, Testosterone, Estrogen và Prolactin: Các hormone này có thể thực hiện xét nghiệm vào bất kỳ thời điểm nào do nồng độ không có sự biến đổi nhiều trong suốt chu kỳ. Tuy nhiên, tùy vào mục đích xét nghiệm, người bệnh nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm
Người dân có nhu cầu thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ nên cân nhắc lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra những chỉ định phù hợp. Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ đáp ứng thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ nói riêng và hơn 2.000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu khác nói chung. Mọi nhu cầu cần tư vấn và đăng ký đặt lịch xét nghiệm tại MEDLATEC, người dân vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!