Tin tức
Xét nghiệm Pro BNP giúp chẩn đoán trình trạng suy tim
- 20/01/2020 | Mục đích của việc siêu âm dị tật tim thai - Bạn biết chưa?
- 06/02/2020 | Xét nghiệm troponin T giúp chẩn đoán các bệnh lý tim mạch
- 11/01/2020 | Siêu âm tim qua thực quản là gì? Có đau không?
- 30/11/2019 | Vai trò của Troponin I độ nhạy cao (hsTnI) trong chẩn đoán, theo dõi nhồi máu cơ tim cấp (AM...
- 06/01/2020 | Siêu âm tim cơ bản và những câu hỏi thường gặp
1. Xét nghiệm Pro BNP là gì?
Xét nghiệm Pro BNP hay còn có tên gọi đầy đủ là xét nghiệm NT- Pro BNP (N-terminal pro B-type natriuretic peptide).
NT-proBNP là peptid với 76 gốc acid amin và có tiền thân là pre-pro-peptid (có 134 gốc acid amin). Pre-pro-peptid này tách ra thành một đoạn peptid tín hiệu và proBNP. ProBNP sau khi được giải phóng vào máu thì bị furin - một loại enzym protease thủy phân tạo thành NT-proBNP.
Ở người, hàm lượng lớn BNP và NT-proBNP tập trung ở cơ tâm thất trái, tuy nhiên cũng có một lượng ít ở mô tâm nhĩ và cơ tâm thất phải. Do NT-proBNP có thời gian bán hủy (60 - 120 phút) dài hơn nhiều so với thời gian bán hủy của BNP (18 phút), cùng với độ nhạy và độ ổn định hơn hẳn BNP nên hiện nay NT-proBNP được sử dụng phổ biến hơn BNP trong công tác chẩn đoán lâm sàng.
Xét nghiệm này thường được sử dụng với mục đích phát hiện, chẩn đoán và đánh giá được tầm nghiêm trọng của bệnh suy tim. Khi một người gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và sưng phù ở chân thì thường được chỉ định làm xét nghiệm Pro BNP.
Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị suy tim
Bên cạnh đó, để tách biệt được các nguyên nhân gây khó thở, suy tim ở người bệnh, xét nghiệm này còn được tiến hành kết hợp với các xét nghiệm chức năng phổi và các xét nghiệm dấu ấn sinh học khác của tim. Ngoài ra thì thử nghiệm siêu âm tim hay chụp X-quang cũng có thể giúp phát hiện tìm ra nguyên nhân của những triệu chứng kể trên.
Suy tim nhiều khi bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác do nó có thể đồng tồn tại cùng các bệnh khác. Do đó, xét nghiệm này giúp bác sĩ đo lường được mức độ NT-proBNP, từ đó phân biệt được suy tim với các bệnh lý đó, ví dụ như bệnh phổi. Mỗi bệnh khác nhau sẽ cần những phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy mà việc chẩn đoán chính xác và rõ ràng là vô cùng quan trọng.
2. Chỉ định xét nghiệm Pro BNP khi nào?
2.1. Trong chẩn đoán và phân biệt suy tim
Xét nghiệm được chỉ định để chẩn đoán hoặc loại trừ khả năng mắc bệnh suy tim đối với các bệnh nhân bị khó thở cấp hoặc với các bệnh nhân có nguy cơ suy tim cao (tăng huyết áp, động mạch vành, đái tháo đường).
Chẩn đoán hoặc loại trừ khả năng suy tim với xét nghiệm Pro BNP
Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim thì tiến hành làm xét nghiệm này để có cơ sở phân biệt được với các bệnh lý khác. Ngoài ra, trong trường hợp khám lâm sàng hoặc siêu âm gặp khó khăn khi tiến hành, đặc biệt đối với các đối tượng như trẻ em hoặc người quá già, thì xét nghiệm này cũng được chỉ định để chẩn đoán suy tim.
2.2. Theo dõi diễn biến và quá trình điều trị suy tim
Các bệnh nhân có dấu hiệu suy tim mãn tính được chỉ định làm xét nghiệm Pro BNP để bác sĩ có thể theo dõi diễn biến bệnh trong thời gian dài cũng như theo dõi hiệu quả của phác đồ điều trị mà người bệnh đang áp dụng.
Xét nghiệm này cũng có tác dụng trong việc đánh giá nguy cơ tái phát suy tim ở người bệnh.
2.3. Tiên lượng và sàng lọc suy tim
Các bệnh nhân bị khó thở hoặc suy tim đã qua chẩn đoán thì tiến hành làm xét nghiệm để tiên lượng suy tim.
Sàng lọc suy tim trong cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim như người tăng huyết áp, người bị bệnh mạch vành hay đái tháo đường. Ngoài ra các bệnh nhân trước và sau khi làm phẫu thuật một cơ quan nào đó trong cơ thể cũng cần làm xét nghiệm này để sàng lọc nguy cơ suy tim.
Người tăng huyết áp cũng có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim
3. Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm Pro BNP
Nồng độ NT-proBNP đo được trong huyết tương từ xét nghiệm này có thể tăng cao đối với người thuộc một trong các trường hợp sau:
3.1. Khó thở, suy tim cấp
Tùy vào từng lứa tuổi khác nhau mà nồng độ pro BNP cũng có điểm cắt tối ưu khác nhau. Ở đây có thể chia thành 3 nhóm tuổi: dưới 50 tuổi, 50 - 75 tuổi và trên 75 tuổi; nồng độ pro BNP lần lượt là 450, 900 và 1800pg/mL.
Nếu nồng độ Pro BNP đo được thấp hơn 300pg/mL thì được chẩn đoán âm tính, đồng thời có thể loại trừ khả năng suy tim cấp với độ chính xác lên tới 98%. Vì thông thường các bệnh nhân bị suy tim cấp có nồng độ NT-pro BNP rất cao (>5180pg/mL), giá trị tiên lượng tử vong trong trường hợp này là 76 ngày với độ chính xác 95%.
3.2. Suy tim mạn
Đo nồng độ NT-pro BNP đều đặn theo lịch khám bệnh định kỳ là điều cần thiết đối với bất kỳ bệnh nhân suy tim mạn nào. Khi nồng độ NT-pro BNP vượt quá ngưỡng 1000pg/mL thì có nguy cơ cao bị suy tim nặng.
3.3. Thiếu máu cục bộ cơ tim ổn định và không ổn định
Với những bệnh nhân thuộc trường hợp này thì nên đo lặp lại nồng độ NT-pro BNP từ 24 - 72h, có thể xuất hiện tiên lượng xấu nếu nồng độ này tăng kéo dài trên 250pg/mL. Ngoài ra cũng nên đo lại nồng độ NT-pro BNP theo tuần hoặc tháng để theo dõi.
3.4. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được chẩn đoán suy tim nếu nồng độ NT-proBNP cao hơn 450mg/mL và loại trừ suy tim nếu < 300pg/mL.
3.5. Suy tim ở người béo phì
Những người béo phì thường gặp tình trạng tăng thoái hóa và giảm tổng hợp NT-pro BNP ở tế bào cơ tim nên dẫn đến nồng độ NT-pro BNP trong huyết tương giảm. Do đó, để chẩn đoán suy tim ở người thừa cân thì cân sử dụng điểm cắt là 491 pg/mL hoặc 343 pg/mL đối với người béo phì.
Người béo phì thường có nồng độ NT-pro BNP thấp hơn bình thường
3.6. Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác cũng dẫn đến việc nồng độ NT-pro BNP trong máu tăng cao như bệnh van tim, thiếu máu, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp nhĩ, đột quỵ do nhồi máu não, các hội chứng tâm phế,...
4. Lý do nên tiến hành xét nghiệm Pro BNP tại MEDLATEC?
Bệnh nhân khi có nhu cầu hoặc được chỉ định làm xét nghiệm thì nên lựa chọn các trung tâm xét nghiệm uy tín, chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể nhận được kết quả nhanh và chính xác nhất.
Hiện nay, một trong những địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy ở Hà Nội chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Đặc biệt, mức chi phí cho các dịch vụ đều phù hợp với thu nhập trung bình của người dân và được niêm yết công khai tại bệnh viện để người bệnh có sự lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, vô cùng chủ động và tiện lợi.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!