Tin tức
Xét nghiệm vitamin D có vai trò như thế nào trong lâm sàng ?
- 09/05/2017 | Thiếu vitamin A gây hại cho tế bào gốc
- 05/04/2017 | Tê tay chân - Coi chừng thiếu vitamin B12
- 04/06/2019 | Những điều cần biết về ánh nắng - vitamin D
- 11/01/2020 | Xét nghiệm vitamin D có ý nghĩa như thế nào?
- 30/06/2017 | 5 triệu chứng thiếu vitamin biểu hiện rõ trên khuôn mặt
1. Tìm hiểu về vitamin D
vitamin D là vitamin thuộc nhóm tan trong dầu, thường được tổng hợp từ một số loại động vật, thực vật, nấm men. Ta thường bắt gặp 2 loại vitamin D là D2 và D3. Trong cơ thể con người, vitamin D có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn cần phát triển về thể chất và xương khớp hoặc đối với người lớn tuổi có nguy cơ loãng xương. Do vitamin D là một trong những thành phần giúp chuyển hóa calci nên việc bổ sung vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn.
Vai trò quan trọng của vitamin D đối với trẻ nhỏ
Việc thiếu vitamin D ở người ít được chú trọng, chỉ khi có bệnh do sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin D, người ta mới bắt đầu bổ sung và điều trị. Theo thống kê tại Việt Nam, số người thiếu vitamin D chiếm đến 46% (đối với nữ giới) và 20% (đối với nam giới).
Do đó, bổ sung vitamin D là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng gan, thận hoặc đối với bệnh nhân đang sử dụng các thiếu điều trị HIV, thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc chống động kinh; người bị chấn thương về xương khớp, béo phì, phụ nữ có thai và đang cho con bú,…
Làm thế nào để biết được bản thân đang bị thiếu vitamin D, các bệnh mắc phải liệu có phải do sự thiếu hụt vitamin D gây ra, thời điểm nào cần bổ sung vitamin D,… Các câu hỏi này muốn trả lời được, người bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm vitamin D.
2. Xét nghiệm vitamin D giúp xác định nồng độ vitamin D trong máu
Với sự tiến bộ của y học hiện đại ngày nay, xét nghiệm vitamin D ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, sự hiểu biết về xét nghiệm vitamin D của bệnh nhân không nhiều, cùng với đó là sự lơ là về sức khỏe dẫn đến việc thiếu vitamin D nghiêm trọng trong thời gian dài.
Xét nghiệm vitamin D là một xét nghiệm nhằm xác định nồng độ vitamin D trong máu, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá và phương án bổ sung vitamin D khi cần thiết.
2.1. Cách tiến hành xét nghiệm vitamin D
Bệnh nhân trước khi thực hiện xét nghiệm vitamin D cần nhịn ăn từ 4 - 8 giờ rồi đi lấy máu. Sử dụng máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm.
Quá trình lấy máu và thực hiện xét nghiệm xác định nồng độ vitamin D
Sau đó, thực hiện định lượng nồng độ vitamin D bằng máy đo tự động. Kết quả thu được sẽ được đánh giá như sau:
- Nồng độ vitamin D < 30 nmol/L (tức là < 12 ng/ml): là thiếu vitamin D.
- Nồng độ vitamin D từ 30 nmol/L đến 50 nmol/L (tức là từ 12 ng/ml - 20 ng/ml): là nguy cơ thiếu vitamin D.
- Nồng độ vitamin D từ 50 nmol/L đến 125 nmol/L (tức là từ 20 ng/ml - 50 ng/ml): là mức bình thường.
- Nồng độ vitamin D > 125 nmol/L (tức là > 50 ng/ml): là mức cao (dư thừa vitamin D).
Ngoài chỉ số về nồng độ vitamin D trong máu, để đánh giá tình trạng vitamin D trong cơ thể người ta còn dựa vào giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của từng người, chế độ sinh hoạt và ăn uống,…
2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt vitamin D
- Người bệnh có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá; chế độ ăn uống ít chứa vitamin D,…
- Người bệnh có bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dẫn đến dự kém hấp thu tại ruột, hạn chế quá trình chuyển hóa. Do đó, mặc dù bệnh nhân có cung cấp đủ vitamin D thì cơ thể vẫn bị thiếu hụt.
- Đối với người ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như người bị hạn chế khả năng đi lại hoặc trẻ sơ sinh thì thường bị thiếu vitamin D do nguyên nhân này.
- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch cũng làm giảm đáng kể nồng độ vitamin D trong cơ thể.
2.3. Một số biện pháp giúp bổ sung vitamin D
- Cải thiện chế độ ăn uống sao cho hợp lý, cung cấp đầy đủ các khoáng chất và vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Một số thức ăn có chứa nhiều vitamin D như gan lợn, cá, trứng gà,… hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng có thành phần là vitamin D. Việc bổ sung vitamin D qua chế độ ăn uống cũng phải thực hiện cho hợp lý, cân bằng, tránh trường hợp quá mức cũng gây ra các tác dụng không mong muốn đối với cơ thể.
Vitamin D có trong các thực phẩm
- Tắm nắng tưởng chừng như chỉ là một biện pháp nhỏ, tuy nhiên đây lại là phương pháp có thể cung cấp tận 90% vitamin D cho cơ thể. Thời điểm tắm nắng phù hợp là trước 8h sáng và sau 5h chiều, mỗi ngày từ 15 - 20 phút. Phương pháp này khá đơn giản để thực hiện nhưng cũng cần thực hiện đúng cách, đúng thời gian, nhất là khi thực hiện trên trẻ nhỏ. Sau các khoảng thời gian kể trên, việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có khả năng gây nguy hại cho trẻ nhỏ.
2.4. Một số nguyên nhân tăng nồng độ vitamin D quá mức trong cơ thể và tác hại
- Sử dụng quá liều lượng vitamin D hoặc các thuốc làm tăng nồng độ vitamin D do bác sỹ chỉ định.
- Khi nồng độ vitamin D quá mức cho phép có thể dẫn đến ngộ độc, từ đó gây rối loạn chức năng chuyển hóa của gan và khả năng thải trừ của thận.
3. Địa chỉ tin cậy để thực hiện xét nghiệm vitamin D
Xét nghiệm vitamin D là một trong những xét nghiệm quan trọng và cần thiết đối với mỗi người bệnh. Thực hiện xét nghiệm vitamin D giúp người bệnh phát hiện sớm được tình trạng bệnh của cơ thể và từ đó có thể điều trị kịp thời, hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một cơ sở khám chữa bệnh tin cậy, là sự lựa chọn hàng đầu khi người bệnh muốn thực hiện xét nghiệm vitamin D và các xét nghiệm khác. Nếu bệnh nhân không thể trực tiếp đến các cơ sở của MEDLATEC, có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 và đăng ký thực hiện xét nghiệm tại nhà vừa thuận tiện, vừa dễ dàng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!