Các tin tức tại MEDlatec

Bác sĩ giải đáp: Bị ung thư thực quản có nên mổ không?

Ngày 10/09/2022
Phẫu thuật điều trị ung thư thực quản được đánh giá là phương pháp rất hiệu quả. Tuy nhiên, vì tâm lý lo sợ phẫu thuật và những biến chứng có thể xảy ra nên nhiều bệnh nhân còn khá phân vân về việc ung thư thực quản có nên mổ không, có nhất thiết phải mổ không? 

1. Ung thư thực quản có nên mổ không?

Với thắc mắc “ung thư thực quản có nên mổ không”, các chuyên gia giải thích như sau:

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh ung thư thực quản. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản và các tổ chức khác trong vùng. Sau đó, sử dụng một phần của dạ dày, ruột non hoặc đại tràng để tái tạo thực quản mới, giúp người bệnh có thể duy trì hoạt động nhai nuốt giống như bình thường.

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư thực quản

Ngoài phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân còn có thể được điều trị bằng một số phương pháp khác như:

- Xạ trị: Là cách sử dụng những tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và tia năng lượng này chỉ có tác dụng đến vùng điều trị. Phương pháp này có thể được áp dụng điều trị riêng lẻ.

Tuy nhiên, trong trường hợp những khối u có kích thước lớn, xuất hiện ở những vị trí nguy hiểm khiến cho việc phẫu thuật gặp nhiều khó khăn thì bệnh nhân có thể được áp dụng kết hợp xạ trị với hóa trị để mang lại những hiệu quả tốt nhất. Với những trường hợp khối u khó loại bỏ và gây đau cho người bệnh thì việc xạ trị sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, dễ nuốt hơn, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Xạ trị có thể tác động đến cả những tế bào khỏe mạnh và gây ra một số tác dụng phụ như đau họng, khô họng, sưng lợi, cơ thể luôn mệt mỏi, vùng da điều trị xạ trị có nhiều thay đổi.

Truyền hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư thực quản

- Hoá trị: Đây là phương pháp sử dụng hóa chất kháng u nhằm mục đích loại bỏ, tiêu diệt những tế bào, khối u ung thư. Thông thường, những hóa chất này sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch, sau đó, sẽ lưu thông khắp cơ thể.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được truyền hóa chất cho đến khi khối u giảm kích thước mới thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u. Một số tác dụng phụ khi điều trị hóa chất là buồn nôn, ăn không ngon, rụng tóc, đau miệng, đau môi, đỏ da,… Tùy vào thuốc điều trị và liều lượng thuốc mà mức độ tác dụng phụ ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau.

- Điều trị Laser: Đây là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư nhờ ánh sáng năng lượng cao. Ưu điểm của phương pháp này là chỉ ảnh hưởng đến những tế bào nằm trong vùng điều trị. Phương pháp này gây đau trong một thời gian ngắn và có thể cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc.

- Điều trị quang động học: Bệnh nhân được sử dụng một số loại thuốc. Sau đó, các bác sĩ sẽ chiếu một loại ánh sáng đặc biệt lên vùng có tế bào ung thư. Lúc này, thuốc sẽ phát huy tác dụng tiêu diệt, loại bỏ các tế bào bất thường này. Tác dụng phụ của phương pháp điều trị quang động học là khiến vùng da và mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng. Bên cạnh đó là tình trạng ho, đau bụng và có cảm giác hụt hơi.

Mỗi phương pháp điều trị ung thư thực quản đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì thế, rất khó để đưa ra lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc “ung thư thực quản có nên mổ không”. Bệnh nhân sẽ được thăm khám, thực hiện các loại xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết,… Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phác đồ điều trị hiệu quả nhất đối với từng bệnh nhân.

2. Các phương pháp phẫu thuật ung thư thực quản phổ biến

Có hai phương pháp phẫu thuật ung thư thực quản phổ biến là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Các bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng người bệnh.

  • Phẫu thuật thực quản mở

Các chuyên gia sẽ thực hiện một vết rạch dài ở cổ, ngực hoặc bụng của người bệnh để cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ thực quản(trong trường hợp cần thiết). Sau khi loại bỏ phần thực quản ung thư cùng với một phần của dạ dày, các bác sĩ sẽ kéo phần dạ dày bên dưới lên và tiến hành nối lại với phần thực quản bình thường còn lại, từ đó tái tạo thành thực quản mới.

Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân

  • Phẫu thuật nội soi

Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, bác sĩ chỉ thực hiện một vài vết rạch nhỏ ở phần ngực hoặc bụng của bệnh nhân. Sau đó tiến hành cắt bỏ phần thực quản ung thư bằng một số loại dụng cụ chuyên biệt.

So với những bệnh nhân mổ mở, những trường hợp phẫu thuật nội soi sẽ ít đau hơn, phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ biến chứng và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Quá trình thực hiện phẫu thuật thực quản rất phức tạp vì thực quản ở gần tim lại có nhiều dây thần kinh và mạch máu lớn. Chính vì thế, bệnh nhân, đặc biệt là những đối tượng người cao tuổi và mắc bệnh nền có thể gặp phải một số biến chứng sau mổ như sau:

  • Tình trạng chảy máu hoặc nhiễm trùng.

  • Rò miệng nối thực quản với dạ dày.

  • Dị ứng hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc gây mê.

  • Tình trạng cục máu đông.

  • Một số biến chứng về hô hấp.

  • Trào ngược axit hoặc mật.

  • Thay đổi giọng nói.

  • Chấn thương một số cơ quan trong quá trình thực hiện phẫu thuật, chẳng hạn như dạ dày, phổi, ruột,…

  • Khó nuốt, buồn nôn, tiêu chảy,…

Nếu có biểu hiện bất thường cần đi khám sớm để được kịp thời chẩn đoán bệnh

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, biến chứng phẫu thuật có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Chính vì thế, khi đã quyết định phẫu thuật, người bệnh nên sáng suốt lựa chọn những cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và được đầu tư trang thiết bị y khoa hiện đại để hạn chế nguy cơ biến chứng.

Để được tư vấn thêm về vấn đề “ung thư thực quản có nên mổ không” và có nhu cầu thăm khám, tầm soát sớm nguy cơ ung thư, mời bạn đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn đặt lịch khám sớm.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.