Các tin tức tại MEDlatec
Góc tư vấn: Vì sao cần xét nghiệm công thức máu sốt xuất huyết?
- 03/06/2022 | Lý giải sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?
- 03/06/2022 | Cảnh báo dịch sốt xuất huyết bùng phát năm 2022
- 22/10/2021 | Góc giải đáp: Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?
- 19/02/2020 | Các phương pháp xét nghiệm sốt xuất huyết phổ biến hiện nay
- 02/06/2022 | Triệu chứng sốt xuất huyết Dengue Bộ Y tế khuyến cáo không nên bỏ qua
1. Các loại xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thực hiện một số xét nghiệm cơ bản dưới đây:
-
Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1:
Với loại xét nghiệm này, bệnh nhân nên thực hiện trong ngày đầu tiên đến ngày thứ 3 kể từ khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Sau ngày thứ 3 trở đi, nồng độ kháng nguyên virus trong máu có thể đã giảm xuống khá thấp, chính vì thế kết quả xét nghiệm có thể là âm tính.
-
Xét nghiệm kháng thể IgM:
Nên thực hiện xét nghiệm này vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 5 sau khi bệnh nhân có biểu hiện sốt. Đây là loại xét nghiệm có thể xác định cơ thể người bệnh có có kháng thể chống lại virus Dengue hay không. Kết quả phụ thuộc vào từng thể trạng và mức độ sinh kháng thể của người bệnh.
-
Xét nghiệm kháng thể IgG:
Kháng thể IgG có thể xuất hiện vào ngày thứ 10 đến ngày thứ 14 kể từ khi cơ thể xuất hiện triệu chứng. Kháng thể này có thể tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh.
Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh:
- Nếu xét nghiệm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 có thể cho kết quả NS1 vấn có thể là âm tính mặc dù người bệnh đã bị sốt xuất huyết do nồng độ kháng nguyên virus đã giảm ở mức rất thấp.
- Nếu xét nghiệm IgM trong vòng 3 ngày đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh thì cũng có thể cho kết quả âm tính thì cũng sẽ ra âm tính.
Nên xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 tính từ khi có dấu hiệu bệnh
- Bệnh nhân nên được thực hiện cả 3 loại xét nghiệm nêu trên để có thể chẩn đoán bệnh nhân nhiễm virus Dengue tiên phát hay thứ phát. Cụ thể là:
+ Trường hợp kết quả NS1 hoặc/và IgM dương, trong khi kết quả IgG âm: Đây là trường hợp bệnh nhân nhiễm virus Dengue tiên phát.
+ Trường hợp kết quả NS1 hoặc/và IgM dương, đồng thời IgG dương: Bệnh nhân nhiễm Dengue thứ phát.
+ Trong trường hợp cả 3 xét nghiệm NS1, IgM, IgG đều cho kết quả âm tính thì bệnh nhân không phải sốt do Dengue.
Thời điểm xét nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng để các bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Hơn nữa, mỗi trường hợp bệnh nhân lại có khả năng miễn dịch khác nhau, vì thế trong trường hợp có những nghi ngờ, các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm lặp lại nhiều lần.
2. Vì sao cần xét nghiệm công thức máu sốt xuất huyết?
Ngoài những xét nghiệm cơ bản đã được nêu ở phía trên, bệnh nhân cũng cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác, đặc biệt là xét nghiệm công thức máu sốt xuất huyết. Thậm chí, từ sau ngày thứ tư được tính từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm công thức máu ngày một lần để theo dõi tiến triển bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng.
Xét nghiệm công thức máu giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh và theo dõi điều trị bệnh
Xét nghiệm công thức máu cũng rất cần thiết trong quá trình theo dõi tiến triển của bệnh và tiên lượng bệnh, từ đó giúp các bác sĩ có cơ sở để lên phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Nếu tiểu cầu xuống mức quá thấp, đồng thời chỉ số hematocrit tăng cao, thì đây có thể là biểu hiện cho thấy bệnh đang chuyển biến nặng. Do đó, những trường hợp bệnh nhân này cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ còn có thể chỉ định thực hiện một số phương pháp xét nghiệm bổ sung như sau:
- Xét nghiệm điện giải đồ để phát hiện tình trạng rối loạn điện giải nếu có.
- Xét nghiệm chức năng gan: Nhằm đánh giá tổn thương gan và nhận biết dấu hiệu biến chứng bệnh.
- Xét nghiệm Albumin để phát hiện sớm tình trạng tăng tính thấm thành mạch.
- Xét nghiệm chức năng thận để thăm dò các biến chứng của sốt xuất huyết tại thận.
- Xét nghiệm CRP với mục đích nhận biết sớm hiện tượng bội nhiễm do sốt xuất huyết.
3. Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh
- Trong 3-4 ngày đầu, nếu được bác sĩ chỉ định theo dõi bệnh tại nhà, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối.
+ Nên bổ sung nhiều nước vì đây là thời điểm cơ thể rất dễ bị mất nước.
+ Nên ăn những loại thức ăn dạng lỏng dễ tiêu như cháo, súp. Đồng thời cần tránh những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ và gây khó tiêu.
+ Nếu bệnh nhân sốt quá cao, bác sĩ có thể chỉ định hạ sốt bằng paracetamol
+ Người nhà phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng, nôn nhiều, li bì,… thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Nếu bệnh nhân có triệu chứng bất thường cần đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt
- Để phòng ngừa sốt xuất huyết, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Nên giữ gìn không gian sống luôn sạch sẽ, gọn gàng.
+ Không trữ nước trong các thùng, xô, chậu trong nhà để phòng ngừa nguy cơ muỗi sẽ có điều kiện thuận lợi để đẻ trứng, sinh sôi phát triển.
+ Sử dụng các phương pháp diệt muỗi như đốt hương muỗi, phun thuốc,…
+ Phát quang bụi rậm.
+ Mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã tìm ra được lời giải đáp cho thắc mắc vì sao cần xét nghiệm công thức máu sốt xuất huyết. Hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết đáng tin cậy. Bệnh viện là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành và được trang bị hệ thống máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất, đảm bảo kết quả chính xác.
Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vô cùng thuận tiện với mức chi phí rất hợp lý. Nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!