Các tin tức tại MEDlatec
Những lưu ý không thể bỏ qua về bệnh ung thư lưỡi
- 16/09/2020 | Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư lưỡi để thăm khám và điều trị
- 16/07/2020 | Những dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi và cách phòng ngừa
1. ung thư lưỡi có nguy hiểm không?
Rất nhiều người thắc mắc bệnh Ung thư lưỡi có nguy hiểm không và tiên lượng của bệnh như thế nào. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, đối với hầu hết các bệnh ung thư, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ rất nguy hiểm và có tiên lượng xấu. Bệnh ung thư lưỡi cũng vậy, tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh và phương pháp điều trị bệnh ra sao. Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Giai đoạn khu trú: Là giai đoạn những tế bào ung thư vẫn chưa lan rộng đến hạch bạch huyết và bệnh nhân có cơ hội sống cao nếu được điều trị kịp thời.
Giai đoạn di căn: Với những trường hợp này, tế bào ung thư có thể đã lan đến hạch bạch huyết và cơ hội sống của người bệnh sẽ giảm đi nhiều so với giai đoạn đầu.
Giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn nguy hiểm khi những tế bào hoặc khối u ung thư đã lan sang những bộ phận khác trong cơ thể. Chính vì thế, người bệnh sẽ có cơ hội sống rất thấp. Bên cạnh những nguy hiểm về sức khỏe, người bệnh còn bị ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt.
2. Những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi
Những tế bào ung thư có thể phát triển ở phía trước và phía sau lưỡi (hay còn gọi là gốc lưỡi). Trong đó, nếu ung thư phát triển ở phần phía trước lưỡi gọi là ung thư lưỡi và nếu tế bào hoặc những khối u ung thư phát triển ở phần sau lưỡi thì gọi là ung thư miệng hầu.
Loại ung thư lưỡi thường gặp nhất là ung thư tế bào biểu mô vảy - đây là những tế bào mỏng, có dạng dẹt, nằm ở bề mặt của da và lưỡi. Ngoài ra những tế bào biểu mô vảy còn có thể tìm thấy ở lớp niêm mạc của hệ tiêu hóa hay hệ hô hấp, ở niêm mạc họng,...
Những dấu hiệu sớm của bệnh: Thông thường, người mắc bệnh sẽ có biểu hiện phổ biến là lưỡi rất đau và xuất hiện nhiều vết loét ở lưỡi. Tuy nhiên, ngoài những dấu hiệu phổ biến cơ bản này, bệnh nhân còn có thể thấy một số triệu chứng kèm theo dưới đây:
-
Cảm thấy đau họng, đau hàm.
-
Có cảm giác vướng mắc ở họng và đau khi nuốt thức ăn.
-
Hàm và lưỡi bị cứng.
-
Khó khăn khi nhai đồ ăn.
-
Xuất hiện các mảng đỏ hoặc trắng ở phần niêm mạc của lưỡi hoặc miệng.
-
Vết loét ở lưỡi không thể lành.
-
Có thể bị mất cảm giác ở một vùng trong miệng.
-
Chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác hoặc bệnh ung thư miệng hầu, hơn nữa, ở giai đoạn sớm của bệnh, nhiều người còn không xuất hiện triệu chứng. Chính vì thế, tốt nhất nên đi khám nếu thấy biểu hiện bất thường.
3. Những nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như thói quen sử dụng chất kích thích (uống rượu bia và hút thuốc lá), chế độ ăn không khoa học (ăn nhiều thịt đỏ và những loại thực phẩm chế biến sẵn,…), nhiễm virus HPV, gia đình từng có người mắc bệnh ung thư lưỡi hay ung thư vòm họng.
Những trường hợp đã từng bị ung thư, đặc biệt là những trường hợp tế bào biểu mô vảy bị ung thư ở vị trí khác cũng có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao hơn so với những người bình thường khác.
Đối tượng nam giới trên 50 tuổi hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn những người khác.
Một số trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thường xuyên nhai trầu, hoặc phơi nhiễm với amiăng, axit sunfuric hay formaldehyde, vệ sinh răng miệng không đúng cách, sử dụng răng giả với kích thước không phù hợp cũng chính là những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
Để biết chính xác mình có mắc bệnh hay không, bạn cần phải đi khám. Bác sĩ sẽ khám vùng lưỡi và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khai thác thông tin của bệnh nhân về tiền sử bệnh của bản thân và tiền sử gia đình đã có ai từng mắc bệnh chưa.
Một số xét nghiệm có thể được chỉ định như sinh thiết, và một số trường hợp được yêu cầu chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ MRI để biết được những tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan khác hay chưa.
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ những phần mô ung thư. Những trường hợp phức tạp hơn, chẳng hạn như khối u đã di căn xa, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật nhiều lần, thậm chỉ phẫu thuật cắt bỏ một phần lưỡi.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sau phẫu thuật cũng có thể sử dụng kết hợp phương pháp điều trị xạ trị hoặc hóa trị để tiêu diệt những tế bào ung thư chưa thể loại bỏ. Thường trong quá trình điều trị, cụ thể là sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ khó nhai nuốt và khó nói.
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi, bạn hãy giữ một thói quen sống lành mạnh như từ bỏ thuốc lá, rượu bia, không nhai trầu, bên cạnh đó ăn nhiều loại rau và trái cây, vệ sinh răng miệng đúng cách, lưu ý khám răng định kỳ, quan hệ tình dục bằng miệng cần phải có màng chắn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, bệnh viện có thể đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, sau đó, các chuyên gia sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.
Bạn có thể liên hệ đến 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn và đặt lịch khám sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!