Các tin tức tại MEDlatec
5 nguyên nhân gây phù mạch và cách chẩn đoán, điều trị
- 25/04/2022 | 5 cách chữa nổi mề đay ngay tại nhà an toàn, hiệu quả
- 25/04/2022 | Phân loại mề đay và các cách trị nổi mề đay an toàn
- 30/06/2023 | Các loại thuốc trị mề đay giúp kiểm soát cơn ngứa hiệu quả
1. Phù mạch là gì?
Phù mạch là hiện tượng phù nề khá giống với nổi mề đay, tức là trên da (thường là da mặt, tay, chân và cơ quan sinh dục) sẽ bị phát ban, tuy nhiên, các nốt sưng này nằm sâu trong da, có thể không nhìn thấy bằng mắt nhưng vẫn cảm nhận được.
Phù mạch được chia thành phù mạch cấp tính và phù mạch mãn tính. Trong đó, phù mạch cấp tính diễn ra trong thời ngắn, người bệnh vừa bị phù nề, vừa cảm thấy da bị ngứa ngáy và nhạy cảm giống như mề đay. Còn phù mạch mãn tính kéo dài trên 6 tuần, do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là do tác dụng phụ của một loại thuốc hay hóa chất nào đó.
Phù mạch gây phù nề và có thể kèm theo ngứa, đau, tùy trường hợp
2. Các nguyên nhân gây phù mạch
Các nguyên nhân gây phù mạch là rất nhiều, trong đó phải kể đến 5 nguyên nhân chính sau.
Phù mạch di truyền
Nguyên nhân này hiếm gặp với tỷ lệ 1/50.000. Theo đó, nếu bố mẹ mắc bệnh hoặc mang gen thì trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị phù mạch di truyền. Các triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn vào tuổi dậy thì và bệnh tiến triển rất nhanh. Sau 1 ngày thì hiện tượng phù nề sẽ đạt đỉnh điểm, có thể kèm theo các nốt ban ngoằn ngoèo và đau bụng. Sau 2 - 3 ngày thì triệu chứng sẽ thuyên giảm dần.
Phù mạch cơ địa
Một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị phù mạch khi tiếp xúc với một tác nhân nào đó. Chẳng hạn, khi thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp thì hiện tượng phù nề trên da sẽ xảy ra. Hay khi da bị chà xát quá mạnh cũng có thể dẫn đến phù nề. Nói chung, phù mạch cơ địa không quá rõ ràng, khá giống với phù mạch do dị ứng.
Nguyên nhân gây phù mạch có thể là do di truyền, cơ địa, dị ứng,…
Phù mạch do dị ứng
Trong các nguyên nhân gây phù mạch thì đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như thức ăn, lông thú, phấn hoa, nước hoa,… hoặc khi bị côn trùng cắn, đốt thì sẽ xảy ra phản ứng dị ứng, dẫn đến phù mạch. Ngoài việc vùng da bị phù nề, ngứa ngày thì người bệnh có thể bị khó thở, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
Phù mạch do thuốc
Đây cũng là một trong các nguyên nhân điển hình gây phù mạch. Cụ thể, có một số loại thuốc làm giãn mạch, đồng thời, tăng hoạt hóa của các tế bào hệ thống miễn dịch. Lúc này, người bệnh sẽ bị phù nề kèm theo một số triệu chứng khác.
Chẳng hạn, thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen sẽ gây phù mạch ở vùng mặt, kèm theo nổi mề đay. Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi người bệnh uống thuốc khoảng 1 - 2 ngày.
Hay thuốc ức chế men chuyển angiotensin như hiACE cũng gây phù mạch, tuy nhiên, người bệnh sẽ không bị nổi mề đay hay ngứa ngáy. Và hiện tượng này xuất hiện khá muộn, trong vòng 1 tuần đầu uống thuốc.
Một số loại thuốc gây tác dụng phụ là phù mạch, chẳng hạn như thuốc kháng viêm
Phù mạch vô căn
Đúng như tên gọi, đây là dạng phù mạch không xác định được nguyên nhân thực sự gây ra bệnh. Và người bệnh thường bị tái phát nhiều lần với tình trạng phù nề điển hình, không bị nổi mề đay.
3. Chẩn đoán phù mạch
Các triệu chứng của phù mạch là khác nhau ở mỗi người, tùy vào nguyên nhân và tình trạng, nhưng nhìn chung sẽ có các triệu chứng điển hình sau.
● Vùng da (thường là mắt, môi, mu bàn tay, bàn chân và bộ phận sinh dục) bị sưng, phù nề, không đối xứng ở 2 bên.
● Khi chạm vào vùng da bị phù mạch có thể thấy ngứa, đau hoặc bình thường.
● Phù nề đường thở gây khó thở, thở rít, thở khò khè.
● Phù nề ruột gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng trên để chẩn đoán bệnh. Trường hợp người bệnh đang nguy kịch do phù nề đường thở hay phù nề niêm mạc đường tiêu hóa và có dấu hiệu nguy kịch thì sẽ được cấp cứu trước. Sau khi người bệnh ổn định thì sẽ tiến hành xác định nguyên nhân gây phù mạch bằng các kỹ thuật như xét nghiệm máu, kiểm tra phản ứng da, định lượng nồng độ chất ức chế C1 esterase.
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán phù mạch
4. Điều trị phù mạch
Xác định được nguyên nhân và tình trạng phù mạch sẽ giúp bác sĩ có phương án điều trị phù hợp. Nếu bị phù mạch nhẹ thì người bệnh sẽ được điều trị ngoại khoa bằng cách uống thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin. Trường hợp phù mạch nặng, tiềm ẩn biến chứng suy hô hấp, giảm nhịp tim,… thì cần điều trị nội khoa và theo dõi sát sao.
Nguyên tắc khi điều trị phù mạch như sau:
● Xác định nguyên nhân gây phù mạch. Nếu phù mạch do thức ăn, thuốc, hóa chất,… thì cần loại bỏ những tác nhân gây ra bệnh. Nếu phù mạch do côn trùng cắn, đốt thì cần phải dùng thuốc giải độc.
● Sử dụng thuốc kháng histamin cho những trường hợp phù mạch do dị ứng, có kèm theo nổi mề đay và ngứa. Các loại thuốc thường dùng là cetirizin, fexofenadine, loratadine, desloratadine,...
● Sử dụng thuốc chống viêm nhóm Steroid cho những trường hợp phù mạch nặng, tiềm ẩn biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng. Các loại thuốc thường dùng là prednisolon, methylprednisolone dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp sau để làm giảm cảm giác khó chịu khi bị phù mạch cũng như giúp phòng ngừa bệnh.
● Chườm lạnh lên vùng da bị phù nề.
● Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
● Mặc quần áo rộng thoáng, mát mẻ, thấm hút mồ hôi tốt.
● Dọn dẹp nhà cửa, phòng ngủ thường xuyên.
● Tránh các tác nhân đã có tiền sử gây dị ứng cho người bệnh như: phấn hoa, lông động vật, bụi nhà,....
● Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn biết được nguyên nhân gây phù mạch cùng các phương pháp chẩn đoán, điều trị. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Quý khách cũng có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được đặt lịch khám trước ngay từ hôm nay.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!