Các tin tức tại MEDlatec
Ăn mì cay có béo không? Nếu ăn nhiều có gây hại gì đến sức khỏe không?
- 11/08/2022 | Bà bầu ăn mì tôm được không và lời khuyên của chuyên gia
- 14/04/2025 | Người tiểu đường có nên ăn bánh mì trắng không? Sự thật bạn cần biết
- 14/04/2025 | Ăn chè có béo không? Những đối tượng nào nên hạn chế ăn chè?
1. Ăn mì cay có béo không và làm cách nào để không bị tăng cân?
1.1. Hàm lượng calo trong mì cay
Trước khi trả lời câu hỏi ăn mì cay có béo không, bạn cần tìm hiểu về lượng calo có trong một phần mì cay thông thường. Một tô mì cay thường bao gồm các thành phần như: mì, nước dùng được nấu từ xương hoặc hải sản, thịt bò, xúc xích, chả cá, mực, tôm, rau cải, nấm kim châm, hành lá, gia vị, dầu ăn,...
Tùy thuộc vào nguyên liệu, cách chế biến và khẩu phần một tô mì cay có thể cung cấp 400 - 700 calo, cụ thể:
- Vắt mì: 350 - 400 calo.
- Thịt và hải sản: 150 - 200 calo.
- Rau và nấm: 30 - 50 calo.
- Gia vị và dầu mỡ: 50 - 100 calo.
Như vậy, nếu bạn ăn một tô mì cay đầy đủ topping thì lượng calo bạn nạp vào cơ thể có thể bằng hoặc cao hơn so với một bữa ăn chính.
Một tô mì cay thường chứa nhiều loại thực phẩm với hàm lượng calo cao
1.2. Ăn mì cay có bị béo hay không?
Để biết ăn mì cay có béo không, bạn cũng cần hiểu nguyên lý của sự tăng cân: năng lượng nạp vào lớn hơn năng lượng tiêu hao. Nếu bạn ăn một tô mì cay 600 calo mà tổng lượng calo cả ngày vượt mức cơ thể cần thì bạn dễ bị tăng cân. Vì vậy, việc ăn mì cay thường xuyên với khẩu phần lớn dễ dẫn đến tăng cân.
Ngoài ra, ăn mì cay có béo không cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Cơ địa: Người có khả năng trao đổi chất chậm, ít hoạt động sẽ dễ tích tụ mỡ thừa.
- Tần suất ăn: Ăn mì cay quá 2 lần/tuần, thậm chí ăn mỗi ngày sẽ gây dư thừa nhiều năng lượng và dễ làm tích tụ mỡ.
- Thói quen thêm topping: Thêm phô mai, xúc xích, trứng,... cũng làm tăng lượng calo nạp vào.
Mặt khác, mì được dùng để chế biến là sản phẩm mì gói chứa nhiều tinh bột tinh luyện nên khả năng hấp thu nhanh, dễ chuyển thành mỡ nếu không được tiêu hao hết. Chất béo trong gói gia vị của mì cay cũng dễ gây tích mỡ và nếu thường xuyên ăn mì cay kèm với đồ chiên xào, ăn vào buổi tối thì càng làm tăng nguy cơ béo phì.
Như vậy, nếu bạn đang băn khoăn, ăn mì cay có béo không thì câu trả lời là có gây béo nếu bạn không kiểm soát khẩu phần và thói quen ăn uống của mình.
1.3. Cách ăn mì cay không gây tăng cân
Để tránh nỗi lo ăn mì cay có béo không, bạn nên chú ý các vấn đề như:
- Chọn mức độ cay và khẩu phần hợp lý
Hãy giảm một nửa dầu ớt hoặc nước sốt trong mì cay và chỉ nên chọn ăn ở cấp độ 1 - 2 vì gia vị càng cay càng đi kèm với lượng dầu lớn. Khi ăn, bạn cũng chỉ nên ăn phần ăn ít hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Đây là lựa chọn vừa đủ để bạn trải nghiệm mà không nạp nhiều calo vào cơ thể.
- Kết hợp rau xanh
Khi ăn mì cay bạn nên thêm các loại rau như cải thìa, bắp cải, cải ngọt hoặc rau muống. Rau xanh vừa giúp tăng cảm giác no để tránh tình trạng ăn nhiều gây tăng cân, vừa bổ sung vitamin và chất xơ, hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
Trước khi ăn mì cay, bạn nên ăn 1 - 2 bát nhỏ rau luộc hoặc salad trộn dầu giấm. Thói quen này sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác thèm ăn để ăn ít mì hơn.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Khi có ý định ăn mì cay, bạn hãy điều chỉnh lượng calo của các bữa ăn khác trong ngày để bù trừ cho suất mì này. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung thêm vào chế độ ăn các loại thực phẩm như hạt sen, ức gà, cá, dầu oliu,... để tránh dùng đến tinh bột. Ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ cũng sẽ giúp cơ thể ổn định năng lượng trong ngày, tránh cảm giác thèm ăn mì cay.
- Duy trì tập luyện
Bạn nên dành ra mỗi ngày 30 - 45 phút để tập luyện thể dục thể thao, hỗ trợ tiêu hao calo, đốt cháy mỡ thừa.
Tăng hàm lượng chất xơ khi chế biến giúp bạn giảm nỗi lo ăn mì cay có béo không
2. Ăn mì cay nhiều có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe?
Mì cay sở hữu hương vị đậm đà, cay nồng dễ làm kích thích vị giác. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá thường xuyên món ăn này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe:
2.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Mì cay chứa hàm lượng ớt cao có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, thực quản và đường ruột. Ăn quá nhiều hoặc ăn mì cay cấp độ cao dễ gây nóng rát vùng bụng, khó tiêu, đau dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,...
2.2. Có thể tăng cân và béo phì
Mì cay thường chứa nhiều tinh bột, chất béo và muối. Nếu ăn nhiều mà không kiểm soát khẩu phần hoặc kết hợp với nhiều loại topping có hàm lượng calo cao như phô mai, xúc xích, bò viên,… thì cơ thể sẽ dễ bị thừa năng lượng, tăng nguy cơ béo phì, nhất là sự tích tụ của mỡ bụng.
2.3. Tác động xấu đến tim mạch
Hàm lượng muối trong mì gói thường khá cao. Vì thế, khi ăn mì cay nhiều ngày dễ làm tăng huyết áp, tạo gánh nặng cho tim. Thậm chí nếu quen ăn mì cay quá mặn còn làm tăng nguy cơ suy thận và giữ nước trong cơ thể.
Nên giảm tần suất ăn mì cay để tránh nguy cơ mắc phải bệnh về tim
2.4. Thiếu hụt dinh dưỡng
Mì cay thông thường dễ thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nếu ăn thay bữa chính liên tục có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, gây mệt mỏi, giảm sức đề kháng cũng như ảnh hưởng đến làn da và mái tóc.
Mỗi tô mì cay chứa trung bình 400 - 700 calo, đây là một con số tương đối lớn so với nhu cầu của cơ thể. Do đó, nếu ăn mì cay vượt quá 670 calo, ăn không kèm rau, thì chắc chắn câu trả lời cho câu hỏi ăn mì cay có béo không sẽ là có gây béo.
Nếu bạn thích ăn mì cay, hãy cố gắng chỉ nên ăn mỗi tuần 1 tô mì, nhiều rau, đa dạng dinh dưỡng và kết hợp với một lối sống lành mạnh, tập luyện thường xuyên để thỏa mãn sở thích mà không lo béo phì.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!