Các tin tức tại MEDlatec
Bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên uống gì? TOP các loại nước bổ dưỡng
- 21/07/2025 | Mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao - Những cách khắc phục đơn giản giúp mẹ bầu
- 22/07/2025 | Mẹ bầu có nối mi được không: Rủi ro và những điều cần chú ý
- 23/07/2025 | Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu nên cải thiện thế nào?
- 24/07/2025 | Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bà bầu bị tụt huyết áp hiệu quả
- 24/07/2025 | Bà bầu uống thừa axit folic có sao không và cần xử lý như thế nào?
1. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Khi mang thai, chị em có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Nội tiết tố thay đổi: Trong thời kỳ mang thai, nồng độ của hormone progesteron tăng cao, khiến nước tiểu dễ bị ứ đọng, tích tụ. Từ đó tạo môi trường thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn phát triển, gây bệnh.
- Thai nhi ngày càng lớn: Theo thời gian, thai nhi lớn dần dễ khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng. Bởi kích thước thai nhi lớn thường kéo theo tình trạng chèn ép đường tiết niệu, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.
- Thai phụ bị nhiễm vi khuẩn Ecoli hoặc viêm nhiễm đường sinh dục: Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ ruột hoặc âm đạo nên đường tiết niệu để gây viêm.
Ngoài ra, các yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu như: uống ít nước, thói quen nhịn tiểu, mặc quần lót chật, vệ sinh bộ phận sinh dục sai cách, hệ miễn dịch kém,...
Thai nhi lớn dần dễ khiến mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu
2. Trả lời câu hỏi: Bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên uống gì?
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày và 1 số loại nước như nước râu ngô, nước bạc hà, nước dừa và nước cam là lời giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên uống gì. Tác dụng cụ thể của các loại nước này như sau:
2.1. Nước râu ngô
Từ lâu, râu ngô đã được người dân tận dụng để nấu nước, làm trà hoặc kết hợp với những loại thảo dược khác. Râu ngô chứa nhiều thành phần dưỡng chất như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K,... cùng nhiều khoáng chất, vi chất có lợi khác. Trong đó, nhiều bài thuốc trị đái rắt, lợi tiểu, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu,... đều có thành phần râu ngô. Ngoài ra, râu ngô còn giúp hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan.
Nước râu ngô là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu. Các chất kháng viêm trong loại nước này có tác dụng kìm hãm sự sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn tại đường tiết niệu. Nhờ vậy, tình trạng viêm nhiễm cũng phần nào được kiểm soát. Vì vậy hằng ngày, mẹ bầu nên đun nước râu ngô hoặc dùng trà râu ngô thay thế.
Râu ngô chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho bà bầu
2.2. Nước bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa các chất kháng khuẩn, hỗ trợ kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn như Salmonella hay S. aureus. Nước bạc hà rất tốt cho bà bầu gặp vấn đề về đường tiết niệu.
Để chế biến loại nước này, bạn cần chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi. Sau đó, bạn tiến hành rửa sạch và đun cùng nước trong 10 đến 15 phút. Nước bạc hà thích hợp dùng thay nước lọc.
Nếu chưa biết bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên uống gì, bạn hãy chọn nước bạc hà
2.3. Nước cam và nước dừa
Cam vốn giàu vitamin C, loại vitamin này giữ vai trò như một chất hỗ trợ đề kháng. Trong khi đó, nước dừa lại có tác dụng lợi tiểu, tốt cho người bị bệnh lý về đường tiết niệu. Do đó, nếu đang bị viêm tiết niệu, mẹ bầu nên uống nước dừa hoặc nước cam.
3. Cách phòng ngừa viêm tiết niệu khi mang thai
Tình trạng đường tiết niệu trong thời kỳ mang thai có thể phần nào được phòng ngừa nếu mẹ bầu áp dụng một vài biện pháp sau:
- Duy trì thói quen uống đủ nước hàng ngày: Lượng nước trung bình mẹ bầu cần tiêu thụ hàng ngày là từ 1.5 đến 2 lít. Đây là cách đơn giản để bạn làm loãng nước tiểu, loại bỏ nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu: Nếu buồn đi tiểu, bạn hãy đi ngay. Bởi thói quen nhịn tiểu dễ khiến nhiều cơ quan trong đường tiết niệu bị ảnh hưởng.
- Đi tiểu trước và sau khi quan hệ: Nhằm loại bỏ vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào cơ thể trong quá trình quan hệ.
- Vệ sinh âm đạo hằng ngày: Trong khi vệ sinh, chị em cần thao tác nhẹ nhàng, không thụt rửa thô bạo. Ngoài ra sau mỗi lần đi tiểu, bạn cũng nên dùng khăn giấy mềm thấm nước tiểu.
- Lựa chọn quần lót phù hợp: Chị em nên chọn loại quần lót may từ chất liệu vải cotton, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt, không quá bó sát.
- Các biện pháp phòng ngừa khác: Bao gồm điều trị dứt điểm bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm âm đạo hoặc nhiễm khuẩn Ecoli đường ruột, thử nước tiểu thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị tình trạng viêm nhiễm.
Uống đủ nước mỗi ngày là cách đơn giản giúp bà bầu phòng ngừa viêm đường tiết niệu
4. Khi nào mẹ bầu cần đi khám?
Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu có nguy cơ dẫn đến biến chứng cho cả thai phụ và thai nhi. Để hạn chế biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu cần chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể, đi khám kịp thời. Cụ thể, chị em hãy đi khám nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Thường xuyên đau rát mỗi khi đi tiểu.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường hoặc tiểu mất tự chủ.
- Máu lẫn trong nước tiểu.
- Đau tức tại vùng bụng dưới.
- Cơ thể cảm thấy ớn lạnh hoặc lên cơn sốt.
- Buồn nôn.
Thực tế, viêm đường tiết niệu khi mang thai chủ yếu được điều trị bằng các loại kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu thấy cơ thể khó chịu, mẹ bầu nên đi khám
Hy vọng thông qua chia sẻ trên, bạn có thể biết rõ bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên uống gì. Lưu ý rằng những loại nước bổ dưỡng đề cập trong bài viết chỉ hỗ trợ phần nào quá trình điều trị. Do vậy, chị em vẫn nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đi khám thai định kỳ hoặc khám khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường. Nếu có nhu cầu khám thai, làm xét nghiệm, bạn có thể lựa chọn chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!