Các tin tức tại MEDlatec

Bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy: nguyên nhân, ảnh hưởng và cách điều trị

Ngày 01/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy: nguyên nhân, ảnh hưởng và cách điều trị

Bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy là trường hợp có thể xảy ra nhưng không phải tất cả đều xuất phát từ cùng một nguyên nhân. Vậy căn nguyên gây nên hiện tượng này là gì, có nguy hiểm không và khắc phục bằng cách nào. Những nội dung đó sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong chia sẻ dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy

1.1. Thay đổi hormone

Thay đổi hormone trong tháng cuối thai kỳ có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy ở bà bầu

Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua quá trình thay đổi về hormone, đặc biệt là sự gia tăng progesterone. Hormone này làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng vì thế có thể gây nên tình trạng mang bầu tháng cuối bị tiêu chảy.

Ngoài ra, sự tăng lên của progesterone còn có thể tác động đến tuyến tử cung và tuyến vú. Hệ quả của nó chính là cân bằng hormone tổng thể trong cơ thể bị thay đổi và gây nên tình trạng tiêu chảy.

1.2. Chế độ ăn uống

Một số yếu tố trong chế độ ăn uống cũng góp phần làm tăng nguy cơ tiêu chảy trong tháng cuối của thai kỳ:

- Ăn thực phẩm nhiều chất kích thích

Một số thực phẩm có thể kích thích tiêu chảy như thực phẩm cay nồng, gia vị mạnh hoặc đồ ăn chứa cafein. Việc tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ góp phần gây nên tiêu chảy.

- Thiếu chất xơ

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Đặc biệt, việc tiêu thụ ít rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt rất dễ gây ra tình trạng này.

- Thiếu nước

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu nước của cơ thể phụ nữ mang thai tăng lên, do đó việc duy trì sự cân bằng nước là rất quan trọng. Việc không uống đủ nước có thể dẫn đến tình trạng mất nước và khiến bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy.

Chế độ ăn uống mất cân bằng có thể khiến bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy

1.3. Nhiễm trùng đường ruột

Trong tháng cuối của thai kỳ, hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường suy giảm để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Điều này khiến bà bầu tháng cuối dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng trong đó có nhiễm trùng đường ruột.

Sự thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột cũng có thể xảy ra trong tháng cuối thai kỳ. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng với triệu chứng điển hình là tiêu chảy.

Mặt khác, bà bầu nếu tiếp xúc với nhiều tác nhân gây nhiễm trùng thông qua thức ăn, nước uống hoặc môi trường xung quanh cũng có nguy nhiễm trùng đường ruột và gây ra tiêu chảy.

Ngoài những yếu tố chính trên đây thì sự tăng trưởng của tử cung làm tăng áp lực lên các cơ quan xung quanh trong đó có hệ thống đường ruột. Sự biến đổi cơ học này có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của ruột, khiến bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

2. Tiêu chảy ảnh hưởng gì đối với thai kỳ trong tháng cuối?

Vào tháng cuối của thai kỳ, cơ thể của bà bầu đã suy giảm sức đề kháng nên tiêu chảy kéo dài có thể gây nên hàng loạt hệ lụy như:

- Mất nước và thiếu hụt dinh dưỡng

Tiêu chảy có thể làm mất nước và thất thoát dinh dưỡng. Điều này có thể gây ra tình trạng giảm cân ở bà bầu và suy dinh dưỡng ở thai nhi.

- Rối loạn điện giải

Tiêu chảy kéo dài rất dễ gây mất cân bằng điện giải, đặc biệt là rối loạn khoáng chất quan trọng như kali và natri. Khi nguy cơ này xảy ra, bà bầu có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như co giật và nhịp tim không đều.

- Stress

Bị tiêu chảy kéo dài thai phụ rất dễ mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng. Cảm giác không này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ và thai nhi.

- Nguy cơ sinh non

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu chảy trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc tiền sản giật.

3. Xử trí khi bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy

Bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy cần khám bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho ngày sinh nở

Khi bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy biện pháp tốt nhất là cần đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra để tiến hành biện pháp can thiệp hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho thai kỳ. Đặc biệt, nếu tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ hoặc đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, đau bụng nghiêm trọng, mất nước thì càng cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế thăm khám ngay.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên thực hiện một số biện pháp sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy trong tháng cuối thai kỳ:

- Giữ đủ nước cho cơ thể

Uống đủ nước giúp ngăn chặn mất nước do tiêu chảy. Bà bầu nên cố gắng tăng lượng nước nạp vào cơ thể từ các nguồn khác nhau như: nước ép trái cây, nước dừa, nước lọc, nước canh,... để không bị mất nước.

- Ăn uống cân đối

Chế độ ăn giàu chất xơ và dễ tiêu hóa có thể giúp cải thiện tiêu chảy. Vì thế, bà bầu cần cố gắng tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác.

- Tránh thực phẩm kích thích

Các loại thực phẩm cay nóng, chứa cafein hoặc giàu đường cần được bà bầu tránh sử dụng trong giai đoạn bị tiêu chảy.

- Nghỉ ngơi

Cố gắng tránh căng thẳng, nghỉ ngơi thoải mái và ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bà bầu sớm hồi phục, tăng đề kháng để cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy có thể gây ra nhiều phiền toái đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì thế, cách tốt nhất là mẹ bầu không nên chủ quan mà cần theo dõi tiến triển của những triệu chứng đang gặp phải để đến khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

Mọi vấn đề về sức khỏe thai kỳ nếu có thắc mắc hoặc cần đặt lịch thăm khám, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.