Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ tư vấn chi tiết: đường trong máu cao nguy hiểm không?
- 12/10/2021 | Giải đáp nghi vấn: Covid-19 có lây qua đường máu không?
- 01/02/2020 | Xét nghiệm đường máu mao mạch giúp theo dõi bệnh đái tháo đường
- 25/12/2019 | Xét nghiệm đường máu và những thông tin cần biết
1. Lượng đường trong máu cao nguy hiểm không?
Chỉ số đường huyết là một chỉ số biến động, song khi chỉ số này vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn trong thời gian dài sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu, gây chít hẹp các mạch máu nhỏ và làm tổn thương hệ thống thần kinh.
Đường trong máu cao gây ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan
Chỉ số đường huyết càng cao thì người bệnh càng dễ gặp biến chứng nguy hiểm như:
1.1. Tổn thương tim
Đường huyết cao ảnh hưởng tới mạch máu cũng trực tiếp gây tổn thương tim như: xơ vữa động mạch giảm máu nuôi đến tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
1.2. Tổn thương thần kinh
Đường huyết cao trong khoảng thời gian dài sẽ gây tổn thương các tổn thương thần kinh thường gặp.
Biểu hiện lâm sàng của biến chứng là sự thay đổi cảm giác ở ngọn chi, dị cảm ở vùng tổn thương (cảm giác đau nhói, bỏng rát, tê bì,...) hoặc có thể mất cảm giác, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, có thể tổn thương thần kinh tự động liên quan đến tim mạch, tiêu hóa, hệ sinh dục - tiết niệu từ đó có thể gây tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, từ đó tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Tổn thương thần kinh tự động tiêu hóa còn có thể gây liệt ruột và bất thường ở thực quản.
1.3. Bệnh lý mắt do đái tháo đường
Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp gây nên mù lòa ở người trưởng thành. Bệnh tiến triển theo các giai đoạn khác nhau cùng với tổn thương võng mạc không hồi phục, có thể gây mù.
1.4. Tổn thương thận
Mạch máu nuôi đến thận cũng bị xơ vữa, chít hẹp, tắc nghẽn do lượng đường trong máu cao kéo dài, gây suy giảm chức năng thận, suy thận, viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận.
Đường huyết cao làm tổn thương thận, gây suy thận
1.5. Nhiễm trùng
Những người bị đường huyết cao có nguy cơ gặp bệnh nhiễm trùng nặng, khó điều trị hơn so với bình thường và còn gây ra suy giảm miễn dịch.
Chỉ số đường huyết trong máu ít khi tăng cao đột ngột, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt để chỉ số này tăng cao quá nhanh, biến chứng nguy hiểm người bệnh sẽ phải đối mặt như: nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu gây hôn mê, tử vong,…
2. Dấu hiệu nhận biết đường trong máu cao
Khi đường trong máu cao sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng, được chia thành 2 nhóm chính bao gồm:
Nhóm triệu chứng thần kinh: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nhanh đói, đói cồn cào khó chịu, tâm trạng hay chán nản, dễ cáu gắt, khát nước nhiều hơn bình thường.
Nhóm triệu chứng vật lý: vết thương chậm lành, sụt cân nhanh chóng, ngứa ran, tê chân, xuất hiện những vết sạm bất thường ở sau gáy hoặc nách,…
Mỗi người có thể có những triệu chứng đường trong máu cao khác nhau, có người biểu hiện rất rõ ràng nhưng cũng có trường hợp không hề có triệu chứng. Khi nghi ngờ đường trong máu cao, để khẳng định cần dựa trên chỉ số đường huyết.
Chỉ số này được kiểm tra bao gồm: xét nghiệm đường huyết lúc đói (sau khi nhịn ăn từ 8 giờ trở lên) và xét nghiệm đường huyết sau khi ăn 2 giờ, chỉ số HbA1c để đánh giá tổng quan khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh suốt 24 giờ.
Xét nghiệm đường huyết để xác định lượng đường trong máu cao
Sẽ kết luận đường trong máu cao nếu một trong ba chỉ số vượt tiêu chuẩn:
-
Đường huyết khi đói từ 5,6 mmol/l trở lên (tương đương với 100 mg/dl).
-
Đường huyết sau khi uống 75g đường 2 giờ từ 11,1 mmol/l trở lên (tương đương với 200 mg/dl).
-
Chỉ số HbA1c từ 5,7% trở lên.
Dựa trên các chỉ số này, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán được mức độ tăng đường huyết và điều trị, phòng ngừa biến chứng. Trong quá trình điều trị và sau điều trị, vẫn cần tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu.
3. Cách kiểm soát đường huyết cao tại nhà
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đường huyết cao, trong đó có những nguyên nhân có thể kiểm soát được để giảm đường huyết như: stress kéo dài, chế độ ăn nhiều đường, lười vận động thể dục, nhiễm trùng, chấn thương, sốt, ốm,…
Nguyên nhân khó kiểm soát gây lượng đường trong máu cao là tình trạng kháng insulin khiến đường huyết bất ổn định, dễ tăng cao sau khi ăn và dễ gây biến chứng mạch máu nguy hiểm. Những bệnh nhân có tình trạng kháng insulin này sẽ cần kiểm soát đường huyết tại nhà, hạn chế lạm dụng thuốc điều trị.
Để kiểm soát đường huyết tại nhà, các chuyên gia khuyến khích những biện pháp sau:
Người bị đường huyết cao cần có chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát đường
3.1. Chế độ ăn lành mạnh
Thực phẩm phù hợp cho người bị lượng đường trong máu cao là những loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây, đậu, sữa tách béo,… Những thực phẩm này ít làm tăng đường huyết đột ngột và quá mức, cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chung cũng như độ dẻo dai của mạch máu, ngăn ngừa biến chứng do đường huyết cao.
Người bệnh đường huyết cao nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát lượng đường hấp thu trong thời gian dài, triệu chứng và biến chứng bệnh sẽ được đẩy lùi.
3.2. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Lượng đường trong máu cao không chỉ liên quan đến thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày mà còn ảnh hưởng bởi chế độ sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra, ở những người thiếu ngủ thường xuyên, nguy cơ tăng đường huyết cùng với cơ thể mệt mỏi, căng thẳng kéo dài cao hơn so với người ngủ đủ giấc.
Do đó, hãy duy trì ít nhất giấc ngủ đêm kéo dài 6 giờ mỗi ngày, tránh thức quá khuya và nên có giờ giấc ngủ - dậy cố định.
3.3. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn là cách để cơ thể vận động lành mạnh, giảm tình trạng kháng insulin và giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn. Người bị đường trong máu cao nên tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, có thể chọn bài tập yêu thích như: đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga,…
Người bị đường huyết cao nên tập thể dục thường xuyên
Cùng với các biện pháp kiểm soát đường trong máu cao trên, người bệnh nên đi khám bác sĩ để đo đường huyết định kỳ. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc điều trị để phòng ngừa biến chứng, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên để bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Chắc hẳn bạn đã trả lời được đường trong máu cao nguy hiểm không. Đường trong máu cao này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Do đó, hãy kiểm soát đường huyết trong ngưỡng an toàn bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và đi khám sức khỏe, đo đường huyết định kỳ.
Hiện nay MEDLATEC có triển khai hình thức xét nghiệm tiểu đường tại nhà, trả kết quả tận nơi, rất phù hợp với các khách hàng bận rộn, người già yếu hoặc người cần làm xét nghiệm thường xuyên. Với xét nghiệm này, kỹ thuật viên sẽ đến tận nhà lấy mẫu, kết quả được trả tận nơi, qua email hoặc qua tin nhắn tùy khách hàng lựa chọn.
Giá xét nghiệm tại nhà bằng với giá xét nghiệm tại bệnh viện, khách hàng chỉ cần phụ thu thêm 10.000 đồng phí đi lại. Hơn nữa, MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP - tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc tế, đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác nhất.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!