Các tin tức tại MEDlatec
Bạch hầu là bệnh gì, có nguy hiểm không?
- 28/06/2020 | Cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng, cảm lạnh thông thường
- 18/03/2020 | Vắc xin 6 trong 1 mới phòng được những bệnh nào và có ưu điểm gì
- 03/03/2020 | Cha mẹ cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ?
1. Bạch hầu là bệnh gì?
Bạch hầu - một dạng nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, vi khuẩn gây bệnh còn được gọi là vi khuẩn bạch hầu. Chúng tấn công trực diện nhất vào hầu họng, thanh quản hoặc mũi của bệnh nhân. Ngoài ra, bạch hầu sẽ xuất hiện trên bề mặt da thông thường, kết mạc mắt và bộ phận sinh dục.
Bạch hầu là một dạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây nên
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh thì độc tố sẽ được sản sinh gây nên hiện tượng ức chế sự sản sinh, thay mới tế bào ở khu vực nó đang sinh sống. Theo đó, các tế bào tại vị trí này sẽ chết dần và kết lại thành dạng giả mạc, bám dính vào lớp niêm mạc gần nhất. Các giả mạc này thường được ghi nhận có màu trắng đục hoặc xám. Chúng cũng có đặc điểm dày và bám rất chắc.
Người mắc bệnh bạch hầu thường sẽ bị sưng, trướng khu vực cổ họng, tạo cảm giác bất tiện khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Các giả mạc bạch hầu sẽ khiến cổ họng người bệnh bị sưng đau, khó chịu
2. Bạch hầu - căn bệnh nguy hiểm
Bệnh bạch hầu có khả năng lây lan nhanh hàng đầu
Hiện nay, vì cộng đồng vẫn còn chủ quan, chưa nhiều người biết Bạch hầu là bệnh gì nên công tác phòng tránh còn hạn chế. Đây là bệnh nguy hiểm, thậm chí được xếp vào top những căn bệnh dễ lây lan nhất. Các đối tượng chính dễ bị lây là trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 60 tuổi.
Bạch hầu có thể lây một cách rất dễ dàng và nhanh chóng thông qua các hạt nước bọt hoặc dịch hô hấp của người bị. Một người bình thường nếu tiếp xúc với đồ dùng cá nhân, hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da với các chất dịch bài tiết của người bệnh cũng có khả năng lây nhiễm vi khuẩn cao. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 - 5 ngày mới bắt đầu hình thành giả mạc và xuất hiện các triệu chứng phụ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người mắc bạch hầu cũng xuất hiện các triệu chứng điển hình. Theo đó, nếu một người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch cầu khoảng 6 tuần, hoàn toàn không có bất cứ triệu chứng bệnh lý nào vẫn có thể tiếp tục lây nhiễm sang người khác.
Vậy là ngay cả khi bạn không biết bạch hầu là bệnh gì, mình có bị mắc hay không thì bạn đã có thể là trung gian truyền bệnh.
Các lý do trên đã khiến bệnh bạch hầu trở thành một căn bệnh có khả năng lây lan nhanh, mạnh, có khả năng bùng phát dịch trong cộng đồng.
Bệnh bạch hầu có nhiều biến chứng nguy hiểm
Khi bạn tìm hiểu bạch hầu là bệnh gì thì hẳn là bạn đang rất quan tâm xem liệu bệnh này có biến chứng nào nguy hiểm đến sức khỏe hay không. Câu trả lời là có.
Bạch hầu ban đầu chỉ gây cảm giác mỏi mệt, khó chịu. Tuy nhiên, theo thời gian bệnh sẽ trở nặng, khiến người bệnh xanh xao, nhịp tim không ổn định và tạo áp lực lên các dây thần kinh. Vi khuẩn bạch hầu cũng gây nhiều tổn thương cho thận, tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
Hai biến chứng phổ biến nhất đối với các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Bạn có thể chưa rõ bạch hầu là bệnh gì nhưng hẳn là biết chắc hai biến chứng nêu trên nguy hiểm như thế nào. Tệ hơn nữa người bệnh có thể bị liệt cơ hoành gây viêm phổi và suy hô hấp cấp.
Viêm cơ tim là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Ngoài ra, trên thế giới đã ghi nhận thêm một số biến chứng khác của bệnh bạch hầu như viêm kết mạc mắt, tắc nghẽn đường hô hấp,...
Bệnh bạch hầu có thể gây tử vong
Có thể bạn đang khá ngạc nhiên nhưng bệnh bạch hầu thực sự có thể gây tử vong ở người. Thậm chí vi khuẩn bạch hầu có thể giết chết bệnh nhân chỉ trong vòng 6 - 10 ngày mắc bệnh tùy theo cơ địa của bệnh nhân. Các biến chứng kể trên cũng góp phần đưa bạch hầu thành một bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao.
Hiện nay tỷ lệ tử vong trung bình của bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu là 5 - 10%.
3. Tiêm vắc xin - Cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất
Sau khi tìm hiểu bạch hầu là bệnh gì cũng như sự nguy hiểm của nó thì bạn nên cân nhắc tìm phương pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình. Hiện nay, cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là thực hiện Tiêm vắc xin.
Có rất nhiều loại vắc xin bạch hầu đã được ra đời nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng tiêm chủng khác nhau như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, người già,... Vắc xin tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu thường được tích hợp dưới dạng vắc xin 3in1, 5in1 hoặc 6in1. Hiện nay trẻ sơ sinh từ 6 tuần được khuyến khích tiêm bạch hầu đúng lịch Tiêm chủng của Bộ Y tế ban hành. Người lớn có thể tiêm phòng mũi nhắc lại bạch hầu trước năm 65 tuổi.
Trẻ dưới 6 tuổi được khuyến khích tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu
Trước khi thực hiện tiêm chủng bạch hầu các bác sĩ thường sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng thể trạng của người đi tiêm. Bạn có thể được tư vấn thêm về phác đồ tiêm, phác đồ phòng bệnh bạch hầu nói chung cũng như cách tự theo dõi và chăm sóc sau tiêm.
Kinh nghiệm là nếu bạn thuộc gia đình có tiền sử mắc các bệnh di truyền hoặc bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý thì nên thảo luận từ trước với bác sĩ. Khi tiêm vắc xin là bạn nên ở lại bệnh viện khoảng 30 phút sau tiêm để đảm bảo mình không bị sốc phản vệ hay suy hô hấp do thuốc.
Hiện nay nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bạch hầu là bệnh gì, đặt lịch tiêm vắc xin bạch hầu ra sao xin hãy liên hệ ngay với MEDLATEC. Bạn có thể đến trực tiếp các cơ sở khám chữa bệnh thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi đến số điện thoại 1900 56 56 56. Đội ngũ nhân viên y tế và các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng giải đáp cũng như hỗ trợ các vấn đề sức khỏe cho cộng đồng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!